Giá trị của lịch sử hay “mảnh vỡ” đô thị

Admin
Abraham Lincoln (cựu tổng thống Hoa Kỳ); đã từng nhận định rất hay về hai từ “lừa dối” rằng: “Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người…”

Việc một địa danh kéo dài hơn hai thế kỷ, ít nhiều gì cũng chiếm lĩnh trong lòng mỗi người, một giá trị vô hình không thể thay thế bằng bất cứ thứ gì. Bởi đó là tinh thần, bản sắc mang trị giá nhân văn.

ba-son-1-1622822410.jpg

Nhà máy Đóng tàu Ba Son nhìn từ sông Sài Gòn - ảnh T.L

Ai đó đã từng nói; sức mạnh của một dân tộc nằm ở quá khứ, tư tưởng của một dân tộc tồn tại được bằng việc đào sâu các “tầng bậc” của triết học. Nó là biểu trưng của sự sinh tồn. Trên thế giới ở những thành phố châu Âu như: Rome, Paris – việc sử dụng những di tích lịch sử đưa vào cuộc sống mang ý nghĩa tham chiếu về những giá trị bản sắc, suy nghĩ, hành động của con người. Hay cụ thể hơn, đó là những tấm huân chương trong một gia đình, gia phả của một dòng họ, lịch sử con phố. Nó có giá trị truyền cảm hứng, để thế hệ sau đi theo, dõi bước thực hiện các hoài bão hoặc là động lực để vượt qua các thử thách trong cuộc sống.

ba-son-2-1622822520.jpg

Ụ tàu khô tại Arsenal Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - ảnh: T.L

Ngoài ra, di sản lịch sử còn có giá trị giáo dục. Một buổi học về lịch sử sẽ có ý nghĩa hơn bội phần, khi những di tích sẽ là thứ “thị phạm” đắt giá cho những thế hệ tiếp bước. Chẳng hạn, Ba son luôn gắn với Sài Gòn những năm 1790 từ thời Nguyễn Ánh. Tiếp đến thời Pháp xâm lược thì chính Ba Son đã được xây dựng trở thành một cơ sở tàu biển quân sự và dịch vụ hàng hải. Sài Gòn, nghiễm nhiên trở thành vị trí quan trọng trên các tuyến đường biển quốc tế. Từ đó, Ba Son trở thành một cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu của Việt Nam, linh hồn giai cấp công nhân, và cả cuộc cách mạng vô sản đấu tranh giành độc lập, tự do cho Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh. Từ khi, công xưởng Ba Son đi vào hoạt động từ 4/1863 đến 30/4-1975 đã thể hiện một tinh thần đấu tranh cách mạng, kiên cường từ đội ngũ công nhân nơi đây. Một sự kiện quan trọng vào ngày 4/8/1925 cuộc đình công lớn đã làm phá sản ý đồ đàn áp của nhân dân Trung Quốc. Chính sự kiện chính trị này đã mang một ý nghĩa sâu sắc về tinh thần hy sinh của giai cấp công nhân trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc. Vì thế, ở TP. Hồ Chí Minh có 12 con đường mang tên những người công nhân ưu tú –Ba Son như: Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Trần Đình Xu, Nguyễn Thị Nhỏ... và đặc biệt Tôn Đức Thắng.

ba-son-3-1622822640.jpg
Lịch sử và sự di dời là một điều đáng suy nghĩ: Cảng Ba nay còn đâu? 

Việc quá khứ đã có những phương châm quy hoạch Ba Son về việc “giữ gìn và tồn tại cùng với những công trình mới...” là điều tốt đẹp nhằm truyền tải một “xưởng tàu xưa” cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên trên thực tế đã có những “vật đổi sao dời” khó bề nhận ra được. Một Ba Son “triệu đô” với cầu Thủ Thiêm 2, tuyến metro số 1 (đoạn đi từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son).

Đâu đó, người ta sẽ chờ. Nếu không tự hào về thứ này, sẽ đợi một cái khác. Trong lúc như vậy, chúng ta có quyền suy nghĩ về lịch sử, giá trị, con người! Có quyền mơ tưởng đến “ngôi nhà gạch đỏ” cổ kính, lịch sử của Nhật Bản xa xôi thuộc Yokohama.... và cả giải thưởng Di sản châu Á Thái Bình Dương của Unesco cho điều thiêng liêng về việc biết gìn giữ di sản của dân tộc.

Duy Kỳ (T/H)