OPPO Reno10 Pro+ 5G - "trùm cuối" trong bộ ba Reno10 Series đã chính thức đến tay người dùng trong sự kiện mở bán diễn ra vào ngày 1/9 vừa qua. Sau sự thành công của bộ đôi Reno10 và Reno10 Pro, smartphone mới của nhà OPPO vẫn nhận được nhiều sự quan tâm chú ý khi đây là mẫu máy hội tụ đầy đủ những nâng cấp mạnh mẽ về camera, được hứa hẹn sẽ trở thành "chuyên gia chân dung" trọn vẹn và hoàn thiện nhất từ trước đến nay của OPPO.
Vậy những trải nghiệm hình ảnh trên Reno10 Pro+ 5G có được như kỳ vọng?
Camera tele 3X, sự đột phá từ phần cứng…
Lạ lẫm, chính là cảm giác đầu tiên khi tôi cầm và trải nghiệm camera trên Reno10 Pro+. Không lạ sao được khi đây là mẫu máy sở hữu camera tele với độ phóng đại chỉ 3X nhưng lại được thiết kế theo dạng kính tiềm vọng, giúp nó trở nên khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới. Phải nhớ rằng kính tiềm vọng thường chỉ xuất hiện trên những mẫu camera có độ phóng đại lớn như 6X hay 10X trở lên, nhằm tối ưu hóa không gian thiết kế sao cho phù hợp với vẻ ngoài mỏng nhẹ trên smartphone cao cấp.
Trong khi đó, tiêu cự 3X (tương đương 71mm) không phải là một con số gì quá ghê gớm khi mà nhiều hãng smartphone ngoài kia vẫn có những camera 3X với thiết kế truyền thống cho ra hình ảnh khá ổn. Tuy nhiên, OPPO đã tích hợp vào trên ống kính này một cảm biến hình ảnh mới với kích thước 1/2 inch cùng độ phân giải 64MP, lớn hơn nhiều so với mặt bằng camera tele đồng thời tương đương với nhiều camera chính trên các smartphone thông thường. Nhưng liệu những điều này có phải là chiêu trò quảng cáo hay chỉ là cuộc chạy đua vũ trang của OPPO?
…mang đến trải nghiệm khác biệt
Dành phần lớn thời gian chụp ảnh với smartphone, tôi nhận ra rằng việc người dùng ít sử dụng camera tele phần lớn đến từ việc chất lượng hình ảnh thu được không đảm bảo hoặc cùng lắm cũng chỉ tương đương với ảnh được cắt từ camera chính. Với cảm biến nhỏ, không tạo được hiệu ứng tiêu cự đặc thù, camera tele trên smartphone thông thường chỉ đóng vai trò có một góc chụp "gần hơn" và hỗ trợ xóa phông khi chụp chân dung là chính. Tuy nhiên, với phần cứng bài bản như đã nói trên, camera tele 3X trên Reno10 Pro+ đã hoàn toàn loại bỏ được yếu điểm này.
Nhưng một ống kính tele chất lượng sẽ tạo hiệu ứng tiêu cự tốt hơn, đem lại chiều sâu cho bức ảnh.
Với kích thước cảm biến lớn kết hợp cùng hệ ống kính tiềm vọng khẩu độ f/2.5, hình ảnh chụp từ camera này có thể nói là không hề kém cạnh so với camera chính hay kể cả những mẫu máy ảnh compact ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt với thể loại ảnh chân dung khiến tôi rất ngạc nhiên, vì từ chi tiết cho đến màu sắc hay kể cả độ tương phản đều được thể hiện một cách rõ nét với độ chuyển cực kỳ mượt mà.
Ngay cả khi sử dụng xoá phông trong chế độ chân dung, phần tiền cảnh cũng như hậu cảnh đều được xử lý một cách hài hoà, có chiều sâu.
Tôi đánh giá cao chế độ chân dung của Reno10 Pro+ khi khẩu độ xử lý bằng thuật toán AI sẽ được đặt mặc định ở f/4, mang lại bức ảnh chân dung với độ nét tối ưu cùng với đó là khả năng xóa phông tiền cảnh, hậu cảnh một cách mềm mại, không bị "giả chân" như nhiều mẫu máy sử dụng thuật toán khác. Nhưng nếu bạn thích mờ mịt thì hoàn toàn có thể hậu kỳ sau khi chụp xong một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, con chip Marisilicon X vốn xuất hiện trên dòng cao cấp OPPO Find N cũng đã được mang xuống Reno10 Pro+, hỗ trợ phần nào giúp cho việc xử lý hình ảnh độ phân giải cao trở nên dễ dàng, nhanh gọn hơn. Theo đánh giá của tôi, hình ảnh sau xử lý ngoài tinh chỉnh độ nét cũng như chi tiết thì nhìn chung đều có xu hướng tăng cường thêm tương phản hơn so với bình thường.
Thêm vào đó, với độ phân giải mặc định 16MP, tùy vào tình huống tôi có thể chọn mức 64MP, để có được những hình ảnh chất lượng cao với lượng chi tiết lớn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc hậu kỳ.
Bạn hoàn toàn có được một bức ảnh mới vẫn đầy đủ chất lượng, cắt ra từ ảnh của camera tele 64MP.
Bên cạnh đó, có thể do kích thước ảnh lớn nên việc xử lý này sẽ hơi chậm, nghĩa là bạn chụp xong mà xem luôn ảnh sẽ chỉ nhận được một kết quả phải nói là 'khá xấu' giống như ảnh RAW vậy. Tuy nhiên, sau vài giây, hình ảnh sẽ được xử lý lại, gọn gàng và rất bắt mắt. Vì vậy, cũng đừng lo lắng nhiều, cứ chụp đi và để AI của Reno10 Pro+ lo, bạn sẽ không phải thất vọng đâu.
Nhờ độ phân giải cao kết hợp cùng AI mà Reno10 Pro+ cho phép chụp zoom tận 30, 100 thậm chí 120X. Đương nhiên vì cũng là chỉ là tối ưu chất lượng trên cảm biến sẵn có nên về tổng thể thì ảnh zoom quá 30X sẽ chỉ ở mức dùng được.
Ngoài ra, khả năng lấy nét gần giúp Reno10 Pro+ có thể sử dụng để chụp những bức ảnh close-up, cận cảnh với chi tiết cùng độ chuyển hậu cảnh rất mượt mà. Tôi nghĩ đây có lẽ là một điểm cộng, thay thế cho camera macro vốn ít có đất dụng võ bằng việc thêm nhiều trải nghiệm sáng tác thú vị hơn.
Ảnh close-up sẽ là một đề tài thú vị và cực kỳ chất lượng để khai thác trên Reno10 Pro+.
Một điểm đáng khen cho Reno10 Pro+ khi chiếc máy này sở hữu luôn tính năng chống rung OIS ngay trên camera tele, kết hợp cùng khả năng lấy nét nhanh giúp tôi có thể tự tin với những cú máy nhanh mà không cần quá lo lắng quá nhiều về vấn đề ảnh rung hay mờ nhoè.
Tuy nhiên tự tin đến mấy thì khi gặp trời tối bạn cũng cần cẩn thận, vì khi đó khả năng chống rung có mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ chỉ hỗ trợ được phần nào cho bức ảnh. Trong điều kiện thiếu sáng, sự thể hiện của camera tele 3X đương nhiên sẽ không thể bằng với camera chính khi khẩu độ của nó nhỏ hơn rất nhiều.
Nếu tận dụng tốt, camera 64MP vẫn có thể phát huy tác dụng cho phép hậu kỳ tạo nên những hình ảnh mới chất lượng.
Mặc dù vậy, với các trường hợp ánh sáng phức tạp như trong quán cà phê hoặc đèn đường, khả năng xử lý của Reno10 Pro+ cũng rất tốt, giúp cho ảnh chụp chân dung vừa sáng rõ lại có phần hậu cảnh lung linh.
Cho dù vậy, việc chụp chân dung buổi tối với Reno10 Pro+ vẫn cực kỳ thoải mái.
Giữ vững phong độ trên mọi mặt trận
Bên cạnh một camera tele quá đột phá, chúng ta vẫn phải quay trở về camera chính vì thực tế đây vẫn là ống kính được sử dụng nhiều nhất. Và thật may khi nó vẫn giữ vững phong độ, như những gì đã thể hiện trên mẫu máy đàn em Reno10 Pro khi cả hai đều sử dụng chung một cảm biến. Ở điều kiện bình thường, camera chính 50MP của máy cho chất lượng ảnh sắc nét với độ chi tiết cao dù để ở chế độ mặc định 12MP. Màu sắc của Reno10 Pro+ có thể nói là khá trung thực, đầy đặn đủ để người dùng có thể sử dụng luôn mà không cần qua hậu kỳ.
Khả năng chụp đêm với xử hỗ trợ của AI có thể nói là đủ dùng, không đến mức lung linh sáng trưng như các mẫu máy chuyên chụp tối, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu chụp đêm cơ bản. Còn lại, camera góc siêu rộng nằm ở mức tròn vai, với khả năng xử lý độ méo khá tốt và màu sắc tương đồng với hai camera còn lại nên không tạo sự chênh lệch khi chụp.
Như các mẫu máy khác của OPPO, camera selfie vẫn luôn là điểm mạnh khó có thể chối từ. Trên Reno10 Pro+, mặc dù không được trang bị hay thay đổi gì quá nổi bật, tuy nhiên camera 32MP này vẫn dư sức đáp ứng được các nhu cầu chụp ảnh selfie đa dạng từ chế độ thường cho đến chân dung xóa phông.
Ứng dụng AI trong khả năng làm đẹp, bóp mặt của OPPO vẫn luôn khiến tôi phải bất ngờ khi nhìn lại mình trong ảnh và trong gương. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng vừa phải, đây sẽ là vũ khí cực mạnh của các chị em.
Tự động chuyển đổi ống kính: lợi ích lớn đánh đổi điểm trừ nhỏ
Việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng với camera tele trở nên khó khăn là lý do để OPPO áp dụng cơ chế tự động chuyển ống kính khi phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm chụp ảnh (thiếu sáng dẫn đến tốc độ chụp chậm, khoảng cách lấy nét gần hơn so với đáp ứng ống kính…).
Hai tình huống dễ "được" tự động chuyển đổi về sử dụng ống kính camera chính thay vì giữ nguyên camera tele.
Với tôi, cơ chế này mặc dù mang đến lợi ích nhưng cũng là điểm trừ gây ra khó chịu khi việc chuyển đổi giúp đem lại trải nghiệm chụp ảnh mượt mà xuyên suốt sẽ phù hợp với người chụp thông thường ít quan tâm đến thông số. Hình ảnh nhận lại tuy chất lượng không hề tệ nhưng nếu để so sánh một bức ảnh được cắt ra (3X trên cảm biến chính) với một bức ảnh từ camera quang học 'xịn' thì vẫn sẽ là không có cửa.
Hình ảnh chụp khi chuyển sang camera chính bị crop lại không thể chất lượng như với camera tele thuần tuý.
Đó cũng chính là điểm trừ khiến tôi khá khó chịu khi chụp Reno10 Pro+ với ống kính tele trong điều kiện thiếu sáng. Nếu không muốn như vậy, tôi sẽ chỉ còn hai lựa chọn. Một là sử dụng chế độ chụp độ phân giải cao để 'ép' máy hiểu là mình muốn chụp bằng ống kính tele. Điều này cũng tốt thôi nhưng vì ở chế độ này, khả năng nhận sáng cũng các điểm ảnh sẽ bị hạn chế nên phần nào cũng dễ dẫn đến hình ảnh bị nhiễu, noise.
Còn cách thứ 2 chính là chuyển sang chế độ chụp chuyên nghiệp. Đây là một chế độ rất hay trên Reno10 Pro+ cho phép người dùng được tùy biến toàn bộ các thông số chụp trên cả 3 ống kính như một máy ảnh chuyên nghiệp. Nhược điểm của chế độ này chính là việc hình ảnh chụp ra lại không nhận được sự hỗ trợ của khả năng xử lý từ AI, khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn so với bình thường.
Thiết nghĩ OPPO nên cân nhắc đưa tùy chọn cho phép tắt/mở tự động chuyển đổi ống kính này đi sẽ mang lại nhiều lựa chọn thích hợp hơn với từng đối tượng người dùng.
Tổng kết
Với những gì mà Reno10 Pro+ đã thể hiện, đây có thể được xem là một trong những mẫu smartphone chụp ảnh đáng giá nhất hiện nay. Cùng với đó, thiết kế đẹp mắt, hoàn thiện chỉn chu cùng phần cứng mạnh mẽ sẽ là những yếu tố giúp chiếc máy trở thành lựa chọn hàng đầu cho phân khúc smartphone dưới 20 triệu đồng mà vẫn có được những trải nghiệm thực sự cao cấp.
OPPO Reno10 Pro+ hiện đang được bán với mức giá 19,990,000 đồng tại chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động bắt đầu từ ngày 1/9/2023. Trong 10 ngày đầu tiên, kể từ 1/9 đến 10/9, khách hàng mua máy sẽ có được những ưu đãi sau:
+ Loa bluetooth Olike S3 trị giá 1,500,000 đồng
+ Hỗ trợ thu cũ đổi mới trợ giá 1 triệu đồng
+ Tặng thêm 6 tháng bảo hành mở rộng
+ Tặng thêm 6 tháng bảo hiểm rơi vỡ màn hình
+ Hỗ trợ trả góp 0%
Thông tin chi tiết sản phẩm xem thêm tại đây.
Link nội dung: https://kinhtevadoisong.vn/dung-kinh-tiem-vong-lam-camera-tele-3x-anh-chup-ra-lieu-co-dep-nhu-loi-don-a127809.html