Cục máu đông gây đột quỵ và những điều bạn cần biết

80% các ca đột quỵ là do cục máu đông gây ra. Do đó cục máu đông được xem là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, cần phòng ngừa cục máu đông từ sớm.

Cục máu đông gây đột quỵ thế nào?

Cục máu đông là kết quả của một quá trình quan trọng giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị thương. Thông thường, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông tự nhiên sau khi vết thương lành. Tuy nhiên, đôi khi cục máu đông hình thành bên trong mạch máu mà không có vết thương rõ ràng hoặc không tan tự nhiên.

Khi này nếu cục máu đông xuất hiện ở não mà không được loại bỏ sẽ khiến cho mạch máu trong não bị tắc nghẽn, gây hoại tử tế bào não và trong thời gian ngắn não bộ không nhận được đủ oxy và máu sẽ dẫn đến Cục máu đông trong não gây đột quỵ não

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông

Cục máu đông sẽ có nguy cơ xuất hiện cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau đây:

Lười vận động: Lười vận động sẽ gây ứ đọng máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, việc đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu khi đi tàu xe, máy bay, ngồi làm việc tại văn phòng... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cục máu đông.

Thừa cân béo phì: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu do giảm tuần hoàn máu. Vì thế, cần phải kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định khoảng 18.5 - 24.

Tuổi tác: Mặc dù bất cứ ai cũng có khả năng hình thành cục máu đông nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Trung bình cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 1 người có hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Hút thuốc: Thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho cơ thể. Trong đó có các chất có thể làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đôngHút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cách phòng ngừa và làm tan cục máu đông

Cục máu đông hoàn toàn có thể dược phòng ngừa và làm tan từ các biện pháp đơn giản mà không cần dùng đến thuốc.

Sử dụng các thực phẩm chống cục máu đông

Để làm tan cục máu đông bạn nên thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

Tỏi: Tỏi có tác dụng làm loãng máu tự nhiên, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, ngăn ngừa cục máu đông và tăng cường lưu lượng máu.

Gừng: Trong gừng rất giàu gingerol, một hợp chất chống viêm có tác dụng kháng tiểu cầu, làm giảm nguy cơ đông máu và kích thích lưu thông máu.

Nghệ: Nghệ chứa curcumin có đặc tính chống viêm và chống đông máu, giúp ngăn cản sự hình thành cục máu đông và tăng lưu lượng máu.

Nghệ có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông tốtNghệ có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông tốt

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để phòng ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ, có thể thực hiện các thay đổi trong lối sống hàng ngày như sau:

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt và các chất béo không bão hòa như dầu ô liu để giảm nguy cơ cục máu đông.

Tập thể dục đều đặn: Hoạt động vận động thường xuyên giúp duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Kiểm soát cân nặng: Giảm cân có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tải lên các mạch máu, giảm nguy cơ cục máu đông.

Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu: Thuốc lá và rượu có thể tăng nguy cơ cục máu đông, vì vậy việc ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Điều chỉnh môi trường làm việc: Đối với những người phải ngồi lâu trong văn phòng, hãy thường xuyên đứng dậy, đi lại và thực hiện các động tác giãn cơ để cải thiện tuần hoàn máu.

Lan Khuê (t/h)

Link nội dung: https://kinhtevadoisong.vn/cuc-mau-dong-gay-dot-quy-va-nhung-dieu-ban-can-biet-a174615.html