Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ liệt kê những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh tại bài viết này...

1. Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 

(iii) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh.

(iv) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.

(v) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các khoản (i), khoản (ii), khoản (iii) và khoản (iv) Mục này.

(vi) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới)
  Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh

Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại Mục 1.1 bài viết này bao gồm những đối tượng sau đây:

- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh.

- Người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh.

- Người quản lý bí mật kinh doanh.

2. Những hành vi nào chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện?

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện những hành vi quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể bao gồm 05 hành vi sau đây:

(i) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.

(ii) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

(iii) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không nhằm mục đích thương mại.

(iv) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.

(v) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

3. Nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm được quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 49 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), như sau:

Điều 128. Nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm

1. Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

2. Đối với dược phẩm, kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đến hết thời hạn năm năm tính từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật này.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm cho phép người nộp đơn sau dựa vào việc một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành hoặc dữ liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành để xin cấp phép lưu hành cho một dược phẩm khác thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải công bố trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền đó về thông tin của đơn nộp sau trong thời hạn năm tháng trước khi dược phẩm trong đơn nộp sau được cấp phép lưu hành, trừ trường hợp việc cấp phép lưu hành cần được thực hiện sớm hơn theo quy định của luật khác có liên quan.

4. Đối với nông hóa phẩm, kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đến hết thời hạn mười năm tính từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho người nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên hoặc dựa vào việc người nộp dữ liệu bí mật nêu trên được cấp phép lưu hành mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật này hoặc việc cấp phép là cần thiết để bảo đảm quốc phòng, an ninh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

T. Thủy Hương (t/h)

Link nội dung: https://kinhtevadoisong.vn/nhung-hanh-vi-xam-pham-quyen-doi-voi-bi-mat-kinh-doanh-a188895.html