Giá vàng hôm nay 24/5, Giá vàng bất ngờ đảo chiều, đón làn gió mới, lịch sử có lặp lại hoàn hảo? Nguy cơ ‘sự kiện thác nước’; SJC chưa thể bứt tốc. (Nguồn: Reuters) |
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 24/5
Mở cửa ngày giao dịch ngày 23/5, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,95 - 69,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 40 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 38 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối phiên tuần trước.
Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 69,05 - 69,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 60 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 40 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần trước.
Trong khi đó, trên thị trường châu Á, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần qua nhờ đồng USD yếu đi, tuy nhiên lợi suất trái phiếu Mỹ cao hạn chế mức tăng giá của kim loại quý này.
Giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên mức 1.856,14 USD/ounce vào lúc 15h14’ (giờ Việt Nam) sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 12/5 là 1.858,21 USD/ounce vào đầu phiên. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,7% lên mức 1.855,60 USD/ounce.
Theo ghi nhận của TG&VN, đến 21h27’ ngày 23/5, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.857,4 - 1.858,5 USD/ounce, tăng 10,8 USD/ounce so với phiên trước đó.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều 23/5:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 69,05 – 69,95 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 69,05 – 69,8 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 69,2 – 69,9 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,9 – 69,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 69,21 – 69,89 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 54,56 – 55,31 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 53,75 – 55,15 triệu đồng/lượng.
Vàng tăng hơn 1% khi USD trượt giá
Giá vàng đã tăng hơn 1% vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi sự trượt giá của USD, xuống mức thấp nhất trong một tháng, trong khi những lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn không giảm, tất cả thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn ở vàng.
Vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.857,89 USD/ounce vào lúc 12h38 GMT, mức cao nhất kể từ ngày 9/5 (1.865,29 USD). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,8% lên 1.856,70 USD.
Đồng USD giảm 1% do các nhà đầu tư tiếp tục áp lực bán. USD yếu hơn khiến vàng rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng theo giới phân tích, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ổn định sau chuỗi ba phiên sụt giảm, đã hạn chế nhu cầu đối với vàng.
Nhà phân tích Lukman Otunuga của FXTM cho biết: “Những ‘con bọ vàng’ đang rút ra sức mạnh từ đồng USD yếu hơn, lo ngại về lạm phát tăng nhanh và tăng trưởng toàn cầu... Trong thời gian tới, USD yếu hơn có thể mang lại cho kim loại quý một cơn gió nhẹ, khiến giá vàng tăng.
Trong khi vàng dường như đang tăng giá cao hơn, thì cách tiếp cận tích cực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với lãi suất cao có thể đóng vai trò là rào cản chính đối với kim loại có lãi suất bằng không”.
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, nó cực kỳ nhạy cảm với lãi suất của Mỹ.
Tuần trước, Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis James Bullard nhắc lại quan điểm rằng ngân hàng trung ương Mỹ nên nhanh chóng tăng lãi suất lên 3,5% trong năm nay để kiểm soát lạm phát ngày càng tăng.
Trong khi đó, ANZ Research trong một ghi chú cho biết, việc thị trường chứng khoán giảm điểm cũng đã nâng cao sức hấp dẫn của vàng.
Cùng chung nhận định, theo USAGOLD, giá vàng tăng trong phiên giao dịch đầu tuần chủ yếu là để phản ứng với việc đồng USD bị bán tháo.
Ngoài ra, các nhà giao dịch tiền tệ đang cố gắng tìm cách theo dõi xem việc châu Âu chuyển sang thanh toán bằng đồng Ruble đối với hợp đồng mua dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga sẽ sẽ tác động đến USD như thế nào.
Nhà phân tích Doug Noland viết trong ấn bản mới nhất của Credit Bubble Bulletin: “USD suy yếu sẽ hỗ trợ kim loại quý và giá cả hàng hóa”.
Tuy nhiên, cũng theo USAGOLD, nhà phân tích Niall Ferguson cho rằng: “Sở hữu vàng giúp bảo toàn vốn, nhưng sở hữu USD là một chiến lược vượt trội”. Logic đó áp dụng cho các nhà đầu tư ở các quốc gia ngoài Mỹ và không áp dụng cho những người Mỹ đã sở hữu USD theo mặc định.
Vàng đã tăng giá tốt trước những cú sốc tài chính năm 2022 trong khi các tài sản khác được đề cập trong phân tích của Ferguson - đáng chú ý nhất là cổ phiếu, trái phiếu và bitcoin - đã giảm mạnh. Về mặt lịch sử, Ferguson xác định những năm 1970 là sự so sánh gần nhất với thời kỳ hiện tại nhưng nói rằng "sự tương tự còn lâu mới hoàn hảo".
Ông nói: “Giống như những năm 1970, chúng ta không nên “mong đợi sự ổn định trở lại nhanh chóng, cho dù về mặt kinh tế vĩ mô hay địa chính trị”.
Trước đó, the Reuters, nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley của công ty dịch vụ môi giới tài chính OANDA (Mỹ) cho biết, giới phân tích “vẫn chưa biết liệu vàng có vượt qua được cơn bão trung hạn, hay kim loại quý này chỉ đơn thuần phục hồi để phản ứng với sự sụt giảm liên tục của đồng USD”.
Nhận xét về thị trường vàng hiện nay, nhà phân tích Lobo Tiggre của The Independent Speculator nói với David Lin của Kitco News rằng, việc bán tháo vẫn chưa kết thúc và vàng sẽ hoạt động tốt trong môi trường này.
“Mối quan tâm của tôi về một ‘sự kiện thác nước’ (waterfall event) trong thời gian ngắn ở các thị trường hiện tại cao hơn so với năm 2021. Tôi không muốn gặp rủi ro về tiền mặt ngay bây giờ… Tôi đã bán tất cả mọi thứ”.
Khi nói đến vàng, Tiggre gợi ý rằng kim loại quý này có khả năng phục hồi khi trái phiếu và USD mạnh lên.
Ông cũng nhận xét về hiệu suất gần đây của USD so với vàng: “Thực tế là USD chỉ tỏ ra mạnh mẽ. Thị trường vẫn ở trong nhà máy sản xuất keo, chiếc máy giặt bẩn vẫn là chiếc máy giặt bẩn. Bất kỳ ai đi đến cửa hàng, bất kỳ ai trả tiền thuê nhà, họ biết rằng USD của họ có giá trị thấp hơn…’
HẢI AN