Thanh long có vị ngọt thanh nhẹ nên nhiều người lầm tưởng rằng nó không chứa đường. Thế nhưng hàm lượng đường có trong thanh long rất cao, nếu ăn nhiều thanh long, lượng đường huyết của người bị tiểu đường sẽ cao đột ngột.
Nước chấm lẩu
Lẩu là lựa chọn tuyệt vời khi tụ tập quây quần. Thông thường khi ăn lẩu, người ta thường có kèm một bát nước chấm với nhiều loại gia vị trộn vào. Thế nhưng nước chấm lẩu khá đậm vị, trong đó có nhiều đường. Những người bị tiểu đường cần chú ý không đụng đũa vào. Và tốt hơn hết, hãy ăn nhạt để cải thiện vấn đề sức khoẻ.
Nước chấm lẩu
Trái cây sấy khô
Món trái cây sấy khô là món ăn vặt giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hoá. Khi sấy khô, nước có trong trái cây đã được loại bỏ hoàn toàn, đường được nén tất cả vào miếng trái cây đã sấy và teo lại. Vì thế, trái cây khô sẽ có lượng đường rất cao.
Mì tôm
Nhiều người không biết rằng trong mì gói có một lượng tinh bột rất lớn. Nếu như ăn nhiều mì gói có thể làm lượng đường huyết trong máu tăng cao. Thay vì ăn mì tôm, bạn có thể lựa chọn ngũ cốc cho bữa ăn nhanh.
Khoai tây
Nhiều người thường chế biến những món ăn từ khoai tây cho bữa cơm gia đình. Thế nhưng những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều khoai tây. Bởi vì khoai tây là một loại tinh bột không bị ngọt nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng rất cao.
Súp đóng hộp
Súp đóng hộp mua từ siêu thị không phải chỉ là sự kết hợp giữa nước và những loại rau bổ dưỡng. Khi quan sát những thông tin về dinh dưỡng, bạn sẽ nhận thấy rằng lượng đường trong súp đóng hợp có thể lên tới mức toàn bộ lượng đường cần thiết nạp trong một ngày của người bình thường. Nhất là những súp cà chua, lượng đường được dùng nhiều để cân bằng độ chua của loại củ quả này.
Theo Bồ Đào/Em đẹp
Link nội dung: https://kinhtevadoisong.vn/6-thuc-pham-it-ngot-nhung-thuc-ra-chua-nhieu-duong-de-lam-tang-nguy-co-tieu-duong-a39434.html