Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần trước (16/7). (Nguồn: https: doanhnhan.biz/) |
Giá cà phê hôm nay 16/7
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, các mức giảm khá mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 58 USD (tương đương 2,93%), xuống 1.923 USD/tấn, khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng đan xen, các mức giảm rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 20,65 Cent (tương đương 9,37%), xuống 119,80 Cent/lb, khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tình hình kinh tế khiến các quỹ và các nhà đầu cơ đang tháo chạy khỏi các khoản đầu tư có nhiều rủi ro và với việc USD tăng mạnh so với đồng Real đã khiến giá cà phê kỳ hạn trên hai sàn dường như tan chảy với mức giảm xấp xỉ 9,65% trong tuần qua.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 15/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London chỉ còn giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 8 USD (0,41%), giao dịch tại 1.922 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 11 USD (0,57%) giao dịch tạ 1.924 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 4,55 Cent (2,33%), giao dịch tại 199,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 3,7 Cent/lb (1,92%), giao dịch tại 199,66 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần trước (16/7).
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đầu tháng 7/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm nay, do lo ngại rủi ro tăng cao khi Ngân hàng Trung ương các nước đồng loạt nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy, nước này sẽ bước vào giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể tác động làm cản trở sự hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào trong bối cảnh nhu cầu thấp.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), toàn cầu có khả năng dư thừa 8 triệu bao trong niên vụ cà phê mới 2022 - 2023 do nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.
Tuy nhiên, tốc độ giảm giá sẽ chậm lại khi Quỹ Phòng vệ Kinh tế Cà phê của Brazil đã điều tiết nguồn vốn tín dụng để mua cà phê dự trữ và hỗ trợ cho người trồng hạn chế bán ra thị trường, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Dường như đã có sự hoảng loạn của thị trường nói chung do lo ngại lạm phát và suy thoái toàn cầu ngày càng tăng, với sự bùng phát trở lại của covid-19 ở Trung Quốc và cuộc xung đột tại Đông Âu ngày càng khốc liệt hơn.
Trên thực tế, thị trường cà phê arabica hàng thực ở Brazil không hoạt động trong cả tuần. Giá cả giảm mạnh ở New York đã khiến việc thương mại bị đình trệ. Có một số doanh nghiệp đã đóng cửa. Không có người bán xuất hiện trong các cơ sở giá được cung cấp.
Theo Cecafé, trong niên vụ cà phê 2021/2022 (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022), Brazil đã xuất khẩu 39,589 triệu bao 60 kg cà phê các loại và đạt thu nhập ngoại hối kỷ lục 8,17 tỷ USD, với các chuyến giao hàng đến 121 quốc gia. So với niên vụ cà phê 2020/2021 trước đó, xuất khẩu giảm 13,3% khối lượng nhưng đã tăng 38,7% về giá trị.
Trong khi đó, tính đến thứ Hai ngày 11/7, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 214 tấn, tức tăng 0,2% so với một tuần trước đó, lên ghi nhận tồn kho ở mức 106.900 tấn (tương đương 1.781.667 bao, bao 60 kg).
GIA AN