Quảng Nam: Huyện Phú Ninh tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Sáng 19/7 Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh đã ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động tri ân đối với người có công với cách mạng, hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022),

Theo đó, mục đích của kế hoạch nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lòng tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ra sức đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và thân nhân của họ, tuyên truyền sâu rộng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giáo dục truyền thống cách mạng “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy lòng tự hào của các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng đã có những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

z3577629627388-49758529b362578f57e3da5a05d73474-1658214942.jpg
Ông Huỳnh Xuân Chính Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh phát biểu tại hội nghị.

Quê hương Phú Ninh chúng ta tự hào là quê hương có truyền thống cách mạng. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập, tự do, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Công tác rà soát, xét duyệt, đề nghị giải quyết các chính sách có liên quan đối với người có công với cách mạng được chú trọng. Đến nay đã đề nghị công nhận và suy tôn 4.487 liệt sĩ, 1.325 thương binh, 185 bệnh binhđề nghị và được phong tặng, truy tặng 109danh hiệu Mẹ VNAH, 12 tập thể và 09 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 34 đồng chí cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa. Tính riêng trong giai đoạn 2017 đến nay, tổng hồ sơ được xác lập, đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công là 76.289 hồ sơ các loại. Đến thời điểm hiện tại, hằng tháng thực hiện công tác chi trả trợ cấp cho 2.750 người có công, trong đó: Mẹ VNAH hiện đang còn sống 29 mẹ, Thương binh 692 người, Bệnh binh 157 người, Người có công giúp đỡ cách mạng 337 người, Tù đày 485 người, CĐHH 291 người, Người phục vụ 56 người, Tuất ưu đãi 703 người ...với kinh phí chi trả bình quân mỗi tháng khoảng 4,5 tỉ đồng. Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân trên 2000 nhà, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trên 63 tỉ đồng. Quan tâm huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và các nhà bia ghi danh liệt sĩ trên địa bàn huyện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, công tác mộ liệt sĩ được chú trọng.

z3577632051183-5cca7be58bf80ad3f38ccd8844f3e9bc-1658215005.jpg
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, công tác chăm sóc người có công cách mạng đã từng bước được xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm, nghĩa tình và tính nhân văn sâu sắc, trở thành phong trào sâu rộng trong cán bộ, công chức và toàn dân.

Cùng với việc tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có công, phong trào đền ơn đáp nghĩa của huyện đã thật sự trở thành một trong những phong trào thi đua yêu nước thường xuyên, có sức lan tỏa và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, công tác chăm sóc người có công cách mạng đã từng bước được xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm, nghĩa tình và tính nhân văn sâu sắc, trở thành phong trào sâu rộng trong cán bộ, công chức và toàn dân. 100% các Mẹ VNAH còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời. Vận động các cơ quan đơn vị tặng 47 sổ tiết kiệm cho Mẹ VNAH còn sống, mỗi sổ giá trị 5 triệu đồng.. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các đoàn thể chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, công sức kết hợp với nguồn ngân sách hỗ trợ hàng trăm nhà ở cho người có công, từ đó nhiều gia đình chính sách khó khăn có thêm nguồn lực xây dựng nhà ở được khang trang hơn. Thực hiện chu đáo việc chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho gia đình chính sách, đặc biệt gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng Vũ trang huyện và xã, thị trấn đã tổ chức nhiều hoạt động thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, như: nhận chăm sóc gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn; chương trình mái ấm đồng đội; thăm, khám sức khỏe tại nhà cho gia đình chính sách cao tuổi, tổ chức các ”bữa cơm nghĩa tình”, dọn dẹp nhà cửa ...đối với các Mẹ liệt sĩ sống neo đơn...Hằng năm tổ chức huy động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” để tăng thêm nguồn lực hỗ trợ các trường hợp khó khăn về nhà ở, thăm hỏi gia đình chính sách khó khăn, đối ứng một phần kinh phí để đầu tư nâng cấp các công trình ghi công.

z3577627401936-f9c0285bc7d3ea48466c136acc0ecdfc-1658215064.jpg
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm y tế cho người có công và thân nhân liệt sĩ theo quy định; Thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở cho người có công và các chính sách khác có liên quan đến chính sách ưu đãi người có công.

Thực hiện công tác chính sách Người có công với cách mạng, công tác đền ơn đáp nghĩa được Đảng và Nhà nước ta luôn đặt biệt quân tâm; nhiệm vụ này phải thực hiện thường xuyên, liên tục và ngày càng tốt hơn; với tinh thần đó, nhân buổi gặp mặt này, thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện,tôi đề nghị trong thời gian tới các Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân huyện nhà tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó tập trung tuyên truyền các văn bản như: Chỉ thị 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư “về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân về sự hy sinh, đóng góp to lớn của thế hệ đi trước đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, trách nhiệm thường xuyên, lâu dài, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách ưu đãi người có công và thân nhân người có công. Tập trung rà soát, hướng dẫn người có công, thân nhân người có công tiếp tục việc xác lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người có công và thân nhân của người có công chưa kê khai: Hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH, Huân chương độc lập và các hồ sơ khác theo quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Tiếp tục hướng dẫn gia đình liệt sĩ xác lập hồ sơ thờ cúng liệt sĩ, không để hồ sơ tồn đọng trong nhân dân. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm y tế cho người có công và thân nhân liệt sĩ theo quy định; Thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở cho người có công và các chính sách khác có liên quan đến chính sách ưu đãi người có công.

Tấn Lợi - Công Trình (T/H)

Link nội dung: https://kinhtevadoisong.vn/quang-nam-huyen-phu-ninh-to-chuc-ky-niem-75-nam-ngay-thuong-binh-liet-si-a48264.html