Jane Austen - tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh, có một câu nói rất nổi tiếng:
"Trong hôn nhân, nếu chỉ xét nét gia cảnh đối phương, đó là điều sai lầm. Nhưng nếu không suy nghĩ kĩ đến gia cảnh đối phương, thì đó là sự ngu xuẩn".
Yêu sẽ rất lãng mạn, nhưng nếu quyết định đi đến kết hôn, chỉ tình cảm thôi vẫn chưa đủ để bảo vệ thời gian gắn bó của hai người.
Hôn nhân là chuyện của hai gia đình, nó sẽ sản sinh rất nhiều vấn đề về ăn, mặc và các nhu cầu thiết yếu hằng ngày khác.
Khi tìm bạn đời, bạn nhất định phải xét đến yếu tố hoàn cảnh gia đình. Muốn nắm rõ xem họ có xứng đáng làm đối tượng kết hôn hay không, phụ nữ nhất định không được lơ là ba điều sau:
Ảnh minh hoạ
1. Xem kĩ đối phương có hay trách mắng cha mẹ hay không?
Thái độ của một người với cha mẹ họ, là cách chân thật nhất phản ánh chính con người họ.
Từ ngàn xưa, đạo hiếu luôn là thứ mà mỗi người chúng ta quan tâm hàng đầu, biết ơn cha mẹ sẽ phản ánh giá trị lương tâm cơ bản nhất của mỗi người.
Thế nên trước khi nói đến chuyện kết hôn, bạn nên đi xem thái độ và cách đối xử của đối phương với cha mẹ họ.
Nếu ngay cả người thân nhất trong gia đình, họ cũng không thể yêu thương, chăm sóc, thì người này sẽ không đủ phẩm hạnh để bạn phó thác cả đời.
Ở An Huy, Trung Quốc, có một cậu thanh niên suốt ngày cứ chọc giận người cha lớn tuổi của mình. Ông bố vì quá tức giận đã thay ổ khóa nhà, nhưng bất kể người cha thay loại khóa nào, cậu ta cũng cạy cửa và vào được.
Cư dân mạng rất bất bình về hành vi này của cậu ta.
Họ cho rằng đối xử tốt với cha mẹ cũng là một loại trách nhiệm và phẩm cách. Nhưng cậu con trai lại làm điều hoàn toàn ngược lại.
Khổng Tử cho rằng, cái khó nhất của chữ hiếu chính là "Dưỡng".
Đối xử tốt với cha mẹ là sự tu dưỡng cao cấp nhất của một người trưởng thành.
Ảnh minh hoạ
2. Gia phong không nghiêm chính
Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người. Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Tính cách của một người là xấu hay tốt, có ảnh hưởng rất lớn từ hai tiếng "gia đình".
Nếu bạn sinh ra trong một gia đình có nền tảng tốt, anh chị em hòa thuận, yêu quý lẫn nhau, cha mẹ luôn dạy con cái điều tốt đẹp và tinh thần cầu tiến. Như vậy, những đứa con trong nhà khi lớn lên, nhất định sẽ luôn tích cực, thành đạt.
Kiều Trí Dung là một doanh nhân nổi tiếng ở Sơn Tây, đối với ông: “Một gia đình hòa thuận, là một gia đình luôn cùng nhau làm việc”.
Chính vì vậy, Kiều Trí Dung đã đặt ra nhiều quy tắc về gia quy, nghiêm cấm các thành viên không được cãi nhau, phải lấy "dĩ hòa vi quý" làm đầu.
Nhà họ Kiều là một gia tộc lớn, có đến mấy chục người cùng chung sống, nhưng trước giờ lại không hề có xích mích.
Bởi vì họ đặt "mọi người" lên hàng quan trọng nhất, không có tranh giành nội bộ, không có đấu đá.
Thế nên việc làm ăn của Kiều gia ngày càng thuận lợi, lúc khó khăn vẫn duy trì được lợi nhuận, trăm năm vẫn thịnh vượng như thuở đầu.
Để đánh giá chuẩn một người, hãy nhìn vào lối sống của gia đình họ. Gia phong ngay thẳng, chính là sự phúc khí của con cái và đời sau.
Gia đình có lối sống tốt đẹp, thì phúc lành nhất định tự nhiên đến.
Ảnh minh hoạ
3. Chênh lệch hoàn cảnh, tam quan không giống nhau
Trình độ học vấn không giống nhau, sự trải nghiệm khác nhau, là nguyên nhân chính dẫn đến các quan điểm khác nhau về lối sống và tiền bạc.
Mà nếu muốn đi đến kết hôn, hai người nhất định phải cùng nhau thay đổi, hòa hợp, và đồng điệu hơn với nhau về mặt tâm hồn.
Bằng không, cả hai ở bên nhau lâu ngày chỉ càng làm phát sinh mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn càng ngày càng lớn, chủ đề chung ít dần, cuối cùng lại sẽ dẫn đến chia tay vì không còn tiếng nói chung nữa.
Trong bộ phim "Kim phấn thế gia", nữ sinh viên Leng Qingqiu nhà nghèo được cậu ấm nhà giàu tỏ tình bằng những lời nói và hành động lãng mạn nên sớm xiêu lòng. Cô không nghe lời khuyên từ người xung quanh, mà kiên quyết gả vào hào môn.
Nhưng chẳng bao lâu sau, Leng Qingqiu quen lối sống tiết kiệm, đã bị chính người chồng giàu có Jin Yanxi cười nhạo rằng cô là người thiếu hiểu biết, không biết sống hưởng thụ.
Lúc mới kết hôn, gia đình nhà Jin vẫn giàu có. Nhưng sau này gặp chuyện, anh ta sa sút đến độ lúc phân tài sản chỉ còn được 10 nghìn tệ (35 triệu VND).
Mặc dù hoàn cảnh hiện tại khác trước, nhưng Jin Yanxi vẫn quen thói ăn chơi, cờ bạc, cho tiền gái, thậm chí còn trộm trang sức của vợ để đi chơi bài bạc.
Leng Qingqiu lúc này vô cùng hối hận vì đã lấy anh ta. Tuy vậy, cô vẫn ngày ngày khuyên anh ta sớm thay đổi, cố gắng tiến bộ. Vậy mà thứ chồng cô trả lời, vẫn là thái độ khinh bỉ ngày nào.
Quá thất vọng, Leng Qingqiu đã ôm con bỏ trốn, sau này cũng không muốn gặp lại anh ta nữa.
Đã bước vào cuộc sống hôn nhân, niềm vui lúc hẹn hò sẽ sớm thường phai nhạt, nhường chỗ cho sự nhân hóa của những chuyện "lông gà vỏ tỏi". Khi bất mãn lớn dần theo năm tháng, chia tay là điều khó tránh khỏi.
Giày đi không vừa chân, người bị đau chân là bạn. Món ăn không hợp khẩu vị, dạ dày khó chịu cũng là bạn. Lấy không đúng người, khổ sở phần đời còn lại cũng là bạn.
Nếu không cùng đường thì đừng ép buộc, bởi vì dù có làm cách nào đi nữa cũng không thể đến được với nhau lâu dài.
Giống như những gì Romain Rolland từng nói: “Bạn không cần phải ép buộc tình yêu, nhưng bạn nhất định phải có trách nhiệm với hôn nhân”.
Cái trước tập trung vào sự lãng mạn, trong khi cái sau tập trung vào thực tế.
Khi niềm đam mê phai nhạt, người ta sẽ bước vào cuộc sống bình thường của hai người, ba bữa và bốn mùa trong một ngôi nhà. Hòa hợp được thì một đời an ổn, không được thì chính là sự mệt mỏi và bức bách!
Đến với hôn nhân, dù bạn nhắc về tiền đi nữa, cũng không hề thực dụng, mà chúng ta chỉ đang thực tế với bản thân và xã hội mà thôi!