Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của mọi gia đình, nhưng nó lại thuộc nhóm thịt đỏ được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộcTổ chức Y tế Thế giới phân loại vào nhóm 2A - nhóm chất có thể gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ tử vong, ung thư đại trực tràng và béo phì ở nam giới. Điều này là do, so với thịt trắng, thịt đỏ chứa nhiều chất béo hơn và hàm lượng axit béo bão hòa mà chúng ta thường gọi là “chất béo xấu” cũng cao hơn.
Ngoài ra, một số lượng lớn các thí nghiệm trên động vật và điều tra dịch tễ học cho thấy một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, cũng liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ trong thời gian dài.
Thịt lợn là một loại thịt đỏ được xếp vào nhóm có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lo lắng khi ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn vì dù được xếp vào nhóm 2A nhưng đây là nhóm chất có thể gây ung thư, nghĩa là chưa có dữ liệu và kết luận rõ ràng về tác động gây ung thư của thịt lợn đối với cơ thể con người.
Hơn nữa, thịt lợn rất giàu axit amin cần thiết cho cơ thể con người, cũng như các chất dinh dưỡng chất lượng cao như sắt heme và protein. Các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng chỉ ra rằng chỉ cần tiêu thụ thịt đỏ ở mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Những cách ăn uống có thể khiến thịt lợnthành mối nguy hiểm
Thịt đỏ như thịt lợn thực ra rất bổ dưỡng, nhưng bạn nên chú ý đến cách ăn và kết hợp, nếu không một số phương pháp ăn uống sẽ khiến nhược điểm của thịt đỏ lấn át lợi ích.
1. Ăn thịt lợn ướp muối
Ướp bằng muối là phương pháp được sử dụng phổ biến để giúp thịt được tươi lâu. Thịt lợn ướp muối tuy có lợi cho việc bảo quản nhưng cũng làm tăng tính nguy hiểm vì trong quá trình xử lý sẽ sinh ra một lượng lớn nitrit. hình thành nitrosamine là chất gây ung thư mạnh và là thủ phạm của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vòm họng và ung thư đại trực tràng.
2. Ăn thịt lợn hun khói
Hun khói là một cách khác để bảo quản sản phẩm thịt. Nhưng thịt xông khói cũng không tốt cho sức khỏe, trong quá trình hun khóisẽ sản sinh ra một chất gây ung thư gọi là benzopyrene, dễ gây ra nhiều loại bệnh ung thư đường tiêu hóa.
3. Ăn thịt mỡ, không ăn thịt nạc
Nhiều người khi ăn thịt lợn chỉ thích phần thịt mỡ thơm ngậy và chê phần nạc không muốn ăn. Tuy nhiên, thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, thịt mỡ còn chứa nhiều axit béo không bão hòa làm tăng lượng mỡ xấu trong cơ thể. Nếu thường xuyên ăn nhiều sẽ có thể gây ra hiện tượng khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Mỡ máu caocó thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Do đó, khi ăn thịt lợn nên ăn kết hợp cả nạc và mỡ, không nên thiên về loại nào quá nhiều.
4. Chỉ ăn thịt nhưng không ăn rau
Ăn thịt thì ngon nhưng đừng vì thế mà ăn quá nhiều và bỏ quên rau vì điều đó có thể dẫn tới thiếu chất xơ, không tốt cho đại trực tràng. Hơn nữa, một số loại rau còn có thể giúp giảm nguy cơ gây ung thư khi tiêu thụ các loại thịt đỏ đã qua chế biến hay thịt hun khói,...
5. Ăn thịt lợn nấu ở nhiệt độ cao
Một thí nghiệm cho thấy, khi hầm lâu ngày, hàm lượng chất béo trong thịt lợn sẽ giảm từ 30% đến 50%, sau khi hầm 120 phút, lượng axit béo bão hòa sẽ giảm nhiều nhất nhưng lượng axit béo không bão hòa sẽ tăng lên.
Nhưng nếu bạn nấu thịt lợnở nhiệt độ cao hơn 150 độ thì đạm sẽ bị phân hủy hoặc biến tính tạo ra HCA (heterocyclic amine). Trong môi trường thí nghiệm, các nhà khoa học đã quan sát thấy HCA gây biến đổi DNA, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Trong nhiều thử nghiệm, chuột được cho ăn lẫn hợp chất HCA đã phát triển các khối u ở vú, ruột, gan, trên da, phổi, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác.