Thịt vịt là món ngon dân dã, quen thuộc đối với người Việt.Loại thực phẩm này dù đem luộc, nướng hoặc nấu lẩu đều rất hấp dẫn.
Không chỉ ngon miệng, thịt vịt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Tuy nhiên, khi ăn thịt vịt bạn cần lưu ý tránh làm những điều dưới đây:
Ăn thịt vịt với thịt ba ba
Hai loại thực phẩm này đều chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn cùng nhau có thể khiến cơ thể bạn bị quá tải. Hơn nữa chúng còn chứa nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Thịt vịt tính mát trong khi đó ba ba ngọt bình, không độc. Cho nên ăn chung hai loại thịt này với nhau sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.
Ảnh minh họa
Không ăn thịt vịt kỵ với quả mận
Thịt vịt tính hàn nên có khả năng giải nhiệt cơ thể. Trong khi đó mận tính nóng, ăn vào sinh nóng ruột. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ gây ra khóa tiêu, chướng bụng, nóng ruột.
Những đối tượng nào nên kiêng kỵ ăn thịt vịt
Thịt vịt bổ dưỡng không có những nhóm người không thích hợp để ăn món này. Điển hình là người mắc bệnh gout vì thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Những người mới phẫu thuật cũng không nên ăn vì thịt vịt làm cho vết thương lâu lành.
Theo Đông y, thịt vịt tính lạnh nên người có hệ tuần hoàn kém, hệ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Các thực phẩm tanh như vịt sẽ khiến người bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, khiến triệu chứng ho thêm trầm trọng. Do đó, nếu đang bị ho, bạn nên tránh ăn loại thực phẩm này.