Giải bài toán điểm nghẽn hạ tầng
Tây Nam Bộ tọa lạc tại cực Nam đất nước, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng khi nằm liền kề TP HCM và Đông Nam Bộ; là vùng đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 70% các loại trái cây của cả nước. Thế nhưng toàn vùng chỉ có 171km cao tốc trên tổng 1.239km cao tốc cả nước.
Thời gian qua, nhiều công trình hạ tầng quan trọng được xây dựng như cầu vượt các sông lớn: Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống, Cao Lãnh, Đầm Cùng, Năm Căn... đã tạo ra mạng lưới giao thông tốt hơn. Nhưng so với yêu cầu "giao thông đi trước mở đường", thì hạ tầng vùng này vẫn đang yếu kém. Miền Tây vẫn đang rất khát vốn để đầu tư cho hạ tầng.
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải (GT-VT), giai đoạn 2011 - 2015, tổng số vốn đầu tư hạ tầng giao thông cho Tây Nam bộ bằng 12,5% vốn đầu tư của cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020 là 65.000 tỷ đồng (15% của cả nước). Giai đoạn 2021-2025 là 86.000 tỷ đồng, chiếm 14% so với cả nước. Có thể nói đây là mức đầu tư khá thấp, thế nên những năm qua khu vực này chưa phát triển xứng với tiềm lực.
Tây Nam bộ được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km, quy mô 4 - 6 làn xe. Cho đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành giai đoạn 1 (4 làn xe), gồm đoạn Bến Lức - Trung Lương (40km); Trung Lương - Mỹ Thuận (51km); Cao Lãnh - Lộ Tẻ (29km); Lộ tẻ - Rạch Sỏi (51km).
T yêu cầu khẩn trương hoàn thành thủ tục, khởi công đồng loạt các dự án còn lại chậm nhất vào giữa năm nay để đến 2026 miền Tây phải có 544 km cao tốc. Quyết tâm trong nhiệm kỳ này phải làm thay đổi hệ thống giao thông tại khu vực, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa…Thủ tướng nhấn mạnh.
Đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng miền Tây
Nhằm tạo động lực cho toàn vùng phát triển, t (ĐBSCL)
Một số dự án có mức đầu tư lớn như: hệ thống đường ven biển dài 415 km đi qua 7 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, với tổng mức đầu tư gần 43.000 tỷ đồng. Tỉnh Vĩnh Long hoàn thiện đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) vốn hơn 4.150 tỷ đồng. Tỉnh Hậu Giang nâng cấp mở rộng quốc lộ 61C dài hơn 37 km vốn 3.888 tỷ đồng. T 4.000 tỷ đồng xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
TP Cần Thơ đề xuất gần 9.800 tỷ đồng cho dự án Phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, gồm các hợp phần: mở rộng 10,2 km quốc lộ 61C (đoạn qua địa bàn), đường kết nối Ô Môn - Thới Lai - Giồng Riềng dài 22,5 km, xây cầu Ô Môn qua sông Hậu kết nối Cần Thơ với Đồng Tháp.
Bộ GT-VT cũng đã giao Ban Quản lý Dự án đường sắt hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có thể đầu triển khai xây dựng đường sắt TP HCM - Cần Thơ trước 2030. Với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 9 tỷ USD. Theo báo cáo tiền khả thi, tuyến đường sắt dài hơn 174km, đi qua 6 địa phương: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ với 13 ga.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc phát triển hạ tầng giao thông ở miền Tây, sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu. Việc hoàn thiện hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương".
Dẫn đầu vùng ĐBSCL về tăng trưởng kinh tế, tỉnh Hậu Giang đang là ngôi sao sáng của thị trường đầu tư Tây Nam bộ. UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch, dự kiến chi hơn 113.062 tỷ đồng phát triển công nghiệp và logistics giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu đến năm 2025, hình thành 3 trung tâm logistics lớn trên địa bàn tỉnh gồm: Trung tâm logistics Mekong, Khu trung tâm logistics Hậu Giang, Trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang.
Tỉnh cũng đang gấp rút nâng cấp hạ tầng nội tỉnh theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh cho các đô thị trọng tâm (thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy, Long Mỹ). Tính riêng thành phố Vị Thanh, các dự án nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật, cảnh quan do UBND thành phố Vị Thanh làm chủ đầu tư cũng có tổng kinh phí hơn 830 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp cũng về Vị Thanh đóng góp, xây dựng địa phương phát triển toàn diện. Những khu đô thị mới, hiện đại, khang trang hình thành; những công trình tiện ích, cảnh quan độc đáo mang tính biểu tượng lần lượt xuất hiện như công viên kỳ quan cổ đại, khu chợ đêm phong cách châu Á Bến Thành Asia,… những tiện ích này không chỉ mang giá trị về thương mại, giải trí, du lịch mà còn góp phần nâng tầm diện mạo đô thị thành phố trẻ, thu hút giới đầu tư địa ốc đổ về đây tìm cơ hội.
Mới đây, khu chợ đêm Bến Thành Asia vừa chính thức đưa vào hoạt động vòng đu quay cao nhất Hậu Giang. Nằm trong khuôn viên khu đô thị Cát Tường Western Pearl, tổ hợp giải trí ẩm thực đêm Bến Thành Asia đang trở thành tâm điểm du lịch vui chơi của du khách gần xa. Khu đô thị Cát Tường Western Pearl là dự án đô thị quy mô lớn được quy hoạch và đầu tư bài bản bởi Cát Tường Group. Đây cũng là một trong những dự án bất động sản được giới đầu tư đánh giá cao bậc nhất Tây Nam bộ nhờ lợi thế về vị trí, hạ tầng, pháp lý.
Đại diện Cát Tường Land, đơn vị phát triển dự án cho biết, trong tháng 4 này khách hàng giao dịch nhà đất thuộc dự án Cát Tường Western Pearl sẽ được tặng ngay sổ tiết kiệm 100 triệu đồng. Đặc biệt, khách hàng có hộ khẩu miền Tây sẽ được tặng thêm 5 chỉ vàng. Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn giúp nhà đầu tư sinh lời ngay khi giao dịch khiến Cát Tường Western Pearl nói riêng, bất động sản TP. Vị Thanh, Hậu Giang nói chung trở thành điểm sáng của dòng tiền nhàn rỗi tại khu vực ĐBSCL.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GT-VT đã bố trí khoảng 156.000 tỷ đồng triển khai 27 dự án trong vùng. Giai đoạn 2026 - 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu cho các dự án giao thông gần 135.000 tỷ đồng. K vùng ĐBSCL sẽ cất cánh cùng với hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, kinh tế - xã hội - văn hóa được nâng tầm, bất động sản tăng trưởng mạnh.