Các chuyên gia sức khỏe trên tờ Zhongan (TQ) cho biết: Nước chính là loại "thuốc" chữa bách bệnh tốt nhất. Cơ thể con người cần nước để duy trì sự trao đổi chất của tế bào, vì vậy việc phát triển thói quen uống nước có thể ngăn ngừa bệnh tật một cách hiệu quả. Nước ấm vốn đã tốt, nhưng nếu bạn biết cách kết hợp chúng cùng 1 trong 3 nguyên liệu dưới đây thì cơ thể sẽ nhận được vô vàn tác dụng đáng quý.
Bỏ 3 thứ này vào nước nóng, uống buổi sáng nội tạng sẽ sạch khỏe
1. Nước nóng + tía tô
Lá tía tô có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ, phốt pho, vitamin C. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Cách pha trà tía tô rất đơn giản: Chỉ cần đun nước nóng rồi cho lá tía tô vào đun cùng. 2 phút sau tắt bếp. Sau khi nước nguội, cho vài lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.
Nước tía tô, pha cùng chanh có tác dụng giải độc cơ thể rất tốt. Nó có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch cơ thể từ bên trong. Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu.
Uống nước lá tía tô cũng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp da đẹp hơn, ngừa mụn. Trong lá tía tô có chứa các vitamin E, đem lại tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn.
2. Nước nóng và râu ngô
Cách pha trà râu ngô như sau: Đun nước nóng, bỏ vào nồi một ít râu ngô tươi. Đậy nắp và đun sôi trong vòng vài phút đến khi nước chuyển sang màu nâu, bốc ra mùi thơm thì tắt bếp. Đợi nguội rồi thưởng thức.
Trà râu ngô giúp loại bỏ nước dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm các biến chứng liên quan đến việc giữ nước. Hơn nữa, trà râu ngô cũng cực kỳ có ích cho những người có vấn đề về đường huyết. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Quốc tế về các đại phân tử sinh học cho thấy tác động của chiết xuất râu ngô đối với bệnh tiểu đường. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột thí nghiệm bị bệnh tiểu đường, và các tác giả đã phát hiện ra rằng polysaccharides trong tơ ngô giúp giảm lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao dẫn đến nhiều bệnh tật như đột quỵ, các vấn đề về thận và tiểu đường.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2009 trên tạp chí Nutrition and Metabolism cho thấy trà râu ngô hỗ trợ tạo ra insulin trong cơ thể con người.
Trong nước râu ngô còn có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên. Phụ nữ chăm uống nước râu ngô sẽ kéo dài được tuổi thanh xuân giúp làn da căng bóng, mịn màng và đảm bảo sức khỏe.
3. Nước nóng và mướp đắng khô
Bạn có thể dễ dàng pha trà mướp đắng ngay tại nhà, bằng cách cho mướp đắng khô vào nước nóng để hãm thành trà hoặc là cho mướp đắng khô vào nồi nước và đun sôi, sau đó bổ sung một ít mật ong hoặc các chất làm ngọt vào để tạo hương vị. Nếu có thể, bạn nên uống trà mướp đắng không thêm đường để có lợi cho đường huyết.
Tiến sĩ Simran Saini từ Bệnh viện Fortis ở New Delhi, Ấn Độ cho rằng nước mướp đắng có chất chống oxy hóa mạnh cùng với vitamin A và C giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm và giảm nếp nhăn. Hơn nữa, nó làm giảm mụn trứng cá, hỗ trợ điều trị bệnh chàm và bệnh vẩy nến, cũng như bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.
Nước mướp đắng cũng có tác dụng trong việc thải độc cơ thể, loại bỏ lượng rượu còn tồn đọng trong gan của bạn. Hơn nữa, chúng còn làm sạch ruột cũng như chữa lành nhiều vấn đề về gan.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Vitamin và Dinh dưỡng, cho rằng: Trong mướp đắng có chứa một hợp chất có tên Momordica Charantia cung cấp khả năng bảo vệ chống lại suy gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Nó cũng có thể tăng cường hoạt động của bàng quang.