Đồng thời, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội, tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển và phục hồi nền kinh tế.
Cty Pouyuen với 70.000 lao động đã phải ngừng hoạt động khi có tỷ lệ rủi ro lây nhiễm lên đến 81%.
Chuẩn bị cho kịch bản cho thời điểm “hậu COVID-19” thì vấn đề vốn lại càng trở nên cấp bách khi mà nguồn vốn từ ngân sách đã được tập trung cho nhiều chính sách hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn bởi dịch bệnh.
Chuẩn bị cho kịch bản cho thời điểm “hậu COVID-19” thì vấn đề vốn lại càng trở nên cấp bách khi mà nguồn vốn từ ngân sách đã được tập trung cho nhiều chính sách hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn bởi dịch bệnh.
Theo quan điểm của VCCI, thời điểm này nên dùng các chính sách tài khóa để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặc biệt nên có chính sách tài chính để doanh nghiệp nuôi quân và dưỡng quân, chính sách hỗ trợ trực tiếp để thúc đẩy giao thương nội địa, giữ dòng tiền.
Đa dạng nguồn vốn
Dự thảo báo cáo của VCCI gửi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra, doanh nghiệp không thể trông chờ toàn bộ vào nguồn tín dụng mà cần huy động trên thị trường vốn. Do đó, VCCI đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện Nghị định 163/2018 để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành một trong những nguồn cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trái phiếu. Các chính sách không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho các ngành, lĩnh vực cần nhiều vốn như bất động sản, giao thông, cơ sở hạ tầng.
VCCI cho rằng, Chính phủ cần hướng chính sách hỗ trợ đến khu vực phi chính thức, cần giảm thiểu tác động của các biện pháp kiềm chế dịch bệnh tới các doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh hộ gia đình, và khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đây là loại hình kinh tế đã giúp Việt Nam vượt qua các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
Hiện hữu mối nguy thâu tóm
Nhưng hơn lúc nào hết, cùng độ mở của nền kinh tế Việt Nam và các Hiệp ước kinh tế song phương, đa phương (FTAs) ngày càng dày đặc, bên cạnh đó là tác động vượt mức dự đoán nền toàn cầu của đại dịch COVID-19, khiến chúng ta một lần nữa phải nhìn nhận lại vấn đề nguy hay cơ từ việc được/bị thâu tóm doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã được Chính phủ xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đại dịch COVID-19, đây cũng là một trong những đối tượng được hỗ trợ từ các gói tiền tệ, tài khóa mà Chính phủ triển khai.
Tuy nhiên, COVID-19 vẫn đang khiến khối SME Việt Nam chịu nhiều tổn thương. Vốn mỏng, lực yếu, dễ đứt gãy các mắt xích chuỗi cung ứng bởi phụ thuộc nhiều vào hàng hóa, nguyên vật liệu bên ngoài... Cơ hội của các “cá mập” không hẳn là đầu tư tài chính trên thị trường mà cơ hội thâu tóm để tiến sâu vào thị trường 100 triệu dân.
Ở TP HCM, địa bàn kinh tế đầu tàu với gần ½ số lượng doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế đang hoạt động, Cục Thống kê TPHCM cũng ghi nhận 4 tháng 2020, TP chỉ có 369 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới với tổng vốn đăng ký gần 200 triệu USD, trong khi có đến 1.707 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và mua cổ phần doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn đạt hơn 1 tỉ USD. Tính ra, số dự án FDI chỉ bằng khoảng 1/5 số lượt góp vốn và mua cổ phần. Do đó, vấn đề doanh nghiệp Việt bị thâu tóm cũng cần phải đặt ra lúc này.
Theo Enternews