ĐỜI SỐNG

Chuyện nghề, chuyện nhà báo chạy "show"

Admin

Nhắc đến chuyện chạy "show" hầu như mọi người đều nghĩ đến đó là công việc của các ca sĩ, diễn viên. Tuy nhiên, hiện nghề báo cũng có nhiều phóng viên tất bật cả ngày chạy show các sự kiện. Nhờ đó mà nhiều phóng viên "sống khỏe" với nghề này. Bên cạnh đó, không ít nhà báo ngày đêm như con ong chăm chỉ, trung thành với nghề dù đồng nhuận bút ít ỏi.

Không ít nhà báo khá vất vả và 'cày' để theo đuổi nghề viết của mình từ khi bước chân vào nghề

10 năm hành trang vào nghề

Tính đến nay, thấm thoắt cũng 10 năm tôi bước chân vào nghề báo. Tuy thời gian không quá nhiều nhưng cũng đủ cho tôi trải nghiệm chuyện nghề, chuyện đời. Ngần ấy thời gian tôi cũng chứng kiến những mặc tích cực và tiêu cực của nghề báo. Nhờ vào mánh khóe nhiều người "sống khỏe" bằng nghề này, bên cạnh đó, cũng không ít nhà báo tuy trong nghề vài chục năm nhưng vẫn "nghèo rớt mùng tơi".

Sau bao nhiêu năm ăn học thế là tôi cũng xin được vào một tờ báo ngành để làm việc, lúc đó tôi vui không biết chừng nào, tôi phấn khởi và lao vào công việc đầy nhiệt huyết dù lúc đó trong đầu tôi mọi thứ còn rất mơ hồ.

Hành trang bước vào nghề chỉ có "con" laptop cũ đồng hành cùng tôi từ thời sinh viên được một người em họ cho và một chiếc xe gắn máy Wave mua lại của người bạn, không có nổi chiếc máy chụp hình.

Hiểm nguy rình rập khi các nhà báo tác nghiệp trong đợt dịch Covid-19

Nhớ những tháng đầu thử việc không lương, để có tiền trang trải cuộc sống và đeo đuổi nghề báo tôi phải đi làm thêm nhiều việc như dạy học, lễ tân nhà hàng. Lúc đó, tôi hay đi các tỉnh để viết bài hay dự các sự kiện họp báo. Phương tiện của tôi là con chiến mã Wave cũ kỹ nhưng rất trung thành với chủ, dù trong túi chỉ còn có 200 ngàn nhưng tôi cũng "liều mạng" chạy xe lên tận Bình Phước để dự mỗi cái họp báo tổng kết năm của UBND tỉnh xong chạy xe trở về thành phố. Giờ nghĩ lại tôi "rùng mình" với tốc độ chạy xe thời ấy.

Đi nhưng lúc nào cũng hồi hộp sợ xe bị hư là không đủ tiền sửa, để tiết kiệm tôi không dám uống nước và ăn cơm mà để dành tiền đổ xăng. Bù lại những chuyến đi ấy, tôi có thêm những người bạn, những mối quan hệ ngoài xã hội cho đến hôm nay.

Nhà báo Thy Huệ - Báo VTC New " với tôi 4 năm trong nghề giúp tôi trưởng thành hơn"

Vui buồn chuyện nghề

Không chỉ riêng tôi, mà đa số các phóng viên trẻ khi mới bước chân vào nghề báo nếu không có đam mê, quyết tâm và sự kiên nhẫn sẽ không thể nào đeo đuổi sự nghiệp viết báo được.

Với đồng lương trợ cấp ban đầu thử việc không đủ để phóng viên đổ xăng xe chứ đừng nói chi đến việc trả chi phí nhà trọ, tiền ăn uống và sinh hoạt. Nhưng đa số, các phóng viên khi mới vào nghề phải chạy các show họp báo, sự kiện để có thu nhập thêm. Tuy nhiên, phong trào chạy show của các nhà báo cũng phải có bí quyết mới được nhiều Show.

Đa số các phóng viên trẻ khi mới bước chân vào nghề báo nếu không có đam mê, quyết tâm và sự kiên nhẫn sẽ không thể nào đeo đuổi sự nghiệp viết báo được.

Một nhà báo 'lão làng' trong nghề cho biết, hiện nay nhiều người tự lập webs giống như tên của các trang báo rồi in name card để đi họp báo các sự kiện. Đáng ngạc nhiên hơn là những phóng viên 'tự xưng' ấy chưa từng học qua một trường lớp nào, có người lúc trước chỉ bán rau, bán kẹp tóc, bán bảo hiểm nhưng vô tình có người mách mánh khóe và dẫn đi theo một số sự kiện thế là được 'lên đời' đổi nghề làm phóng viên cho oách".

Tuy nhiên, cũng không ít nhà báo khá vất vả và 'cày' để theo đuổi nghề viết của mình từ khi bước chân vào nghề, nhà báo Thục Vy kể "Vốn xuất thân từ nghề giáo, nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy, tôi đã tạm biệt bục giảng để bước chân vào nghề báo. Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên chính thức bước chân vào làng báo, tôi chẳng khác nào một cánh chim lạc đàn. Nơi tôi cọ xát với nghề chính là mảnh đất Tây Nguyên đất đỏ bazzan. Vốn là cô gái miền xuôi, lần đầu tiên lưu lạc lên miền ngược, tôi đã từng rơi nước mắt khi thấy mình lạc lõng, lúng túng giữa những con người xa lạ, giữa miền đất xa lạ.

Nhà báo Thục Vy - Báo Tài nguyên và Môi trường (bên trái) sự "say nghề" đã ăn sâu vào máu thịt tôi

Tôi từng băn khoăn khi thấy mình đơn độc, không biết sẽ bắt đầu từ đâu, cộng với sự khắc khe của nghề đôi lúc khiến tôi thấy quá nhiều áp lực. Nhưng rồi không biết từ lúc nào, sự "say nghề" đã ăn sâu vào máu thịt tôi và những lời động viên của anh chị em đồng nghiệp đã giúp tôi nhanh chóng quên đi tất cả. Tôi đã biết dấn thân bằng tất cả sự đam mê và không hề tính toán, mặc dù khi tôi đặt chân vào nghề báo đã không còn là mảnh đất cho những ai xem đó là nghề để kiếm cơm.

Thời điểm đó, nhuận bút mỗi bài viết đôi khi chỉ đủ một bữa cơm trưa đạm bạc, thế nhưng cứ mỗi bài báo được đăng lên, nhìn thấy tên mình trên báo, tôi luôn cảm nhận được công sức của mình bỏ ra là xứng đáng. Là phóng viên viết mảng điều tra, không ít lần tôi bị bắn tin đe dọa. Nhiều người hỏi tôi có sợ không? Tôi sợ chứ!, nhưng niềm đam mê với nghề đã giúp tôi vượt qua tất cả nỗi sợ hãi. Giờ đây, sau hơn 10 năm đeo đuổi nghề báo, tôi tin mình đã đi đúng hướng. Nghề báo tuy vất vả, nhưng nghề báo cũng cho tôi được trải nghiệm nhiều thứ và được làm điều mình thích". Nhà báo Thục Vy chia sẻ.

Sống khỏe nhờ chạy show

Để kiếm được nhiều show chạy, những 'phóng viên' nghiệp dư này đã có những bí quyết mà dân 'trong nghề' mới biết. Qua tiết lộ bí mật từ một người trong 'nhóm chạy show', để có được nhiều thông tin các cuộc họp cũng như các sự kiện, nhóm khoảng mười người chia nhau công việc bằng cách theo dõi trang web sự kiện của tất cả các khách sạn trên địa bàn TP xem trong tuần tới có những sự kiện nào được tổ chức, qua đó 'nhóm chạy show' cử một người đi sớm để dò la thông tin, nếu sự kiện hôm đó dễ, tất cả phóng viên đến đăng ký dự họp đều có media tip thì sẽ gọi cả nhóm chạy đến cùng dự. Sau khi đăng ký xong thì lần lượt cùng nhau tiếp tục chạy đi các sự kiện khác.

Nhà báo Hải Long - Thời gian tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở trong nhà

Đó là khoản thu nhập đáng mơ ước của bao người, đa số nhà báo hiện nay sống cũng khá chật vật với nghề. Vì không trụ nổi khó khăn với nghề viết không ít nhà báo chuyển qua làm kinh doanh hoặc làm truyền thông cho các công ty. "Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường em thích viết lắm, ước mơ ra trường xin được vào một tòa soạn báo để thỏa chí viết lách. Thế là ước mơ cũng thành hiện thực, qua 3 tháng chật vật em được nhận vào thử việc một tờ báo cũng có tiếng. Ngày nào cũng rong ruổi ngoài đường để khai thác các đề tài về báo cáo cho sếp, tuy nhiên, viết là một chuyện còn được đăng hay không cũng tùy thuộc vào đề tài và khả năng viết của nữa. Mỗi khi thấy bài mình được đăng trên báo thấy 'vui sướng' run cả người và cất giữ những bài báo ấy như báu vật. Khổ nổi, mang tiếng đi làm nhưng tháng nào cũng điện thoại về mẹ để xin tiền đóng nhà trọ và các chi phí hàng ngày cũng thấy chạnh lòng, trong khi các bạn cùng trang lứa lại làm có thu nhập cao. Thế là em đành giã từ nghề viết để xin vào làm truyền thông cho một trường học, đồng lương tuy không nhiều nhưng ổn định, đủ chi phí cho bản thân và tích góp chút ít gửi về cho bố mẹ ngoài quê". Bạn Hoài Thương kể.

Nhà báo Phạm Nguyễn - Báo Dân trí quyết theo nghề dù gặp nhiều khó khăn và thử thách

Khó khăn là vậy, cực khổ là vậy nhưng cũng có khá nhiều nhà báo cần mẫn với nghề, với đồng lương ít ỏi và chịu khó viết thật nhiều cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng họ vẫn bám nghề, vẫn đam mê viết mặc kệ cho nghịch cảnh có khó khăn như thế nào.