Theo khảo sát các công trình nghiên cứu của Ban tôn giáo Chính phủ, Viện nghiên cứu tôn giáo cho thấy: số lượng các tín đồ của các tôn giáo đang không ngừng tăng lên, hoạt động tín ngưỡng dân gian cũng diễn ra hết sức sôi động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa lẫn các đô thị lớn. Lý giải cho điều này, phần lớn các ý kiến đều cho rằng “do đời sống của đa số dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, người dân có điều kiện tốt hơn để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: tình trạng thất nghiệp, phá sản, cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, làm ăn theo kiểu chụp giật… Những khó khăn bế tắc đẩy con người đến những stress và khủng hoảng trong cuộc sống. Sự hạnh phúc của từng gia đình nhỏ trong xã hội ngày nay hầu như bị biến thể, dưới nhiều dạng khác nhau, nào là đạo đức, lễ nghĩa, tình người không còn nữa, phải nói là đủ mọi biến thể làm cho cuộc sống gia đình xã hội hiện nay dần đi vào sự bế tắc. Khi vào sự bế tắc của một việc nào đó con người ta hay nghĩ về sự linh thiêng, chẳng hạn như người theo Phật giáo thì đến Chùa; người có đạo Công Giáo thì đến nhà thờ… Vì vậy có phải niềm tin, và lớn hơn nữa là có đức tin vào đấng linh thiêng nào đó làm vơi đi nỗi đau và tạo nên sự tha thứ, lòng khoan dung của mỗi con người của chúng ta.
“Nước mắt của mỗi chúng ta nhiều hơn cả bốn đại dương” Vì thế Họ tin vào đấng thần linh. Khi bạn có một niềm tin đúng đắn vững vàng, bạn sẽ không ngần ngại hướng đến mục tiêu mà mình mong muốn. Niềm tin vững chắc sẽ cho bạn điểm tựa để kiên trì mạnh mẽ tiến đến hoàn thành mục tiêu của mình. Niềm tin chỉ là một chất xúc tác nhưng rất quan trọng có thể dắt dẫn chúng ta đến thành công, hạnh phúc cũng có thể vùi lấp tất cả tương lai, hy vọng mình. Thất bại triệt để nhất là đánh mất niềm tin. Khi niềm tin chân chính lỏng lẻo, thiếu những động lực căn bản tốt đẹp, người ta dễ dàng sa vào những niềm tin không chân chánh. Đừng vội đổ lỗi cho hoàn cảnh hay xã hội mà hãy sửa đổi ngay từ chính mình. Luật nhân quả nó luôn hiện hữu trong đời sống. Hình ảnh đẹp con người tốt luôn luôn là ngọn lửa tiên phong dẫn lối. Hình ảnh này được hiện hữu ở văn hóa Phật Đường Huỳnh Đạo, do Đức Thầy sáng lập luôn trao yêu thương, sẻ chia khó khăn cho những người gặp “sóng gió” trong cuộc đời. Gia đình anh N.T.H (ngụ An Giang), trước đây cuộc sống rất khó khăn, vợ chồng hay bất hòa, anh H có 3 người con, không lo làm ăn, không chăm lo cho gia đình. Hai đứa con gái lớn của anh H không đi học, vì không có tiền đóng học phí. Khi cuộc sống gia đình rơi vào bế tắc, anh H nhận được sự chia sẻ của Đức thầy, anh H đã dần ngộ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống để từ đó có động lực sống và làm việc chăm lo kinh tế cho gia đình. Hiện tại, kinh tế gia đình anh H đã cải thiện hơn, hai con gái đã đi học trở lại.
"Cuộc sống luôn cần sự sẻ chia, một đạo lí tốt đẹp thể hiện văn hóa tình người, xã hội. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người Việt Nam. Không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau”. Đức thầy, chia sẻ.