DOANH NGHIỆP

Doanh nhân Diễm Nguyễn: kết nối yêu thương

Admin

Trong Phật Giáo, khái niệm đó có khi là triết lý về nhân quả; có lúc lại là tình yêu thương nhưng hơn hết đó là cách cho đi, chia sẻ những thứ mình có cho những người không có gì!


Sống luôn cần những tấm lòng yêu thương

"Nếu nhất thiết pháp Không, tất không có sinh diệt. Nếu thế, đoạn cái gì và diệt cái gì mà gọi là Niết bàn?" Nàgàrjuna tự trả lời lại bằng cách như sau: "Nếu các pháp không phải là Không, tất không có sanh diệt. Nếu thế đoạn cái gì và diệt cái gì mà gọi là Niết bàn?" (Mở đầu chương "Quán Niết bàn" Trung luận phẩm XXV). Đó là hành trình đi tìm, kiến tạo về hạnh phúc, “cho tức là nhận”; khổ đau do tâm mình tạo ra, hạnh phúc do lòng mình tìm thấy “Tôi học cách cho đi không phải vì tôi có nhiều mà tôi hiểu cảm giác của người không có gì trong tay…” Nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn chia sẻ.

Trong quá trình đi tìm chánh niệm, chánh pháp, Diễm Nguyễn cho biết thêm: Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi…”


Công việc làm thiện nguyện luôn đi ví von như “người lữ hành tự nguyện”. Sự tự nguyện đôi lúc là những âm thầm, tình yêu thương là vô bờ bến nhưng cần phải chia sẻ để đến với cộng đồng những số phận bất hạnh.


Ở nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn, cuộc sống luôn chia làm các bước: Thứ nhất, yêu thương bản thân mình, mình đầy đủ thì san sẻ cho những người xung quanh. Thứ hai, sự thiện nguyện xuất phát từ tấm lòng mong muốn làm việc đó. Cuối cùng, lấy việc làm thiện nguyện làm niềm vui hạnh phúc. “Vì giữa những cuộc sống bộn bề, chúng ta rất cần những yêu thương và chia sẻ. Dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng.”


Con đường nhiệm màu

Dù xuất thân làm nghề thợ may và đã sớm thành danh tại vùng miền Tây sông nước. Với nghề may là một ý thức giữ gìn đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Việc gắn bó với nghề thời trang giúp cho tâm hồn Diễm Nguyễn thêm yêu cái đẹp, có thêm thu nhập để làm công việc thiện nguyện. Nhà thiện nguyện cho biết thêm: “Những chiếc áo dài được trang trí nhờ các họa tiết sẽ thêm sinh động hơn. Tuy nhiên trước đây áo dài chủ yếu tập trung vào chiều dài vừa tới gối thì hiện nay chiều dài tới mũi chân và tà áo rộng đang được nhiều người lựa chọn…” Nếu áo dài tôn tạo vẻ đẹp truyền thông của người phụ nữ Việt Nam thì Veston và Đầm Dạ Hội biểu trưng cho sức trẻ. Dù ở thể loại hay hình thức nào thì Diễm Nguyễn đều làm hết mình, tận tâm và tận lực, với nghề. Diễm nguyễn cho biết: “Tôi thường may đồ từ 18h tối mỗi ngày, cho đến 2h khuya. Vì đây là nghề chính của tôi, giúp thêm nguồn thu nhập để làm công việc thiện nguyện.”


Tuy nhiên, trong quan niệm của người doanh nhân đến từ mảnh Trà Vinh – nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn có 3 thứ chúng ta cần phải chân quý: Điều thứ nhất, đó là nghề nghiệp, nó là thứ nuôi sống bản thân mình. Điều thứ hai, là gia đình, con cái luôn là cái nôi ấp ủ trái tim yêu mình và yêu người. Điều cuối cùng, đó là sự nhiệm màu của tình yêu thương. “Trong đạo Phật, lòng từ bi luôn gắn liền với trí tuệ. Không hiểu nhau, không thể thương yêu trọn vẹn vì ta không thể cảm thông và tha thứ…” Diễm Nguyễn tâm niệm.

Chuyện nghề và gia đình

Làm công việc thiện nguyện có nhiều niềm vui và cũng không ít nỗi buồn. Niềm vui là được làm những điều mình cảm thấy hạnh phúc, nỗi buồn là không phải ai cũng hiểu được công việc của mình một cách trọn vẹn. Trong lúc ấy, đôi khi cũng cô đơn, vì chính bản thân mình đi làm từ thiện cũng xa nhà, xa con. Diễm Nguyễn kể lại: “Việc thiện nguyện cần nhiều sự hy sinh. Sự cô đơn của người làm từ thiện là thứ không thể nào tranh khỏi. Đó là những chuyến đi xa, đi giúp đỡ những số phận nghèo khó ở sâu tận cùng trong những con hẻm, điểm cuối của những cái xã heo hắt của miền Tây. Âm thanh của tiếng muỗi, tiếng ếch nhái có khi hòa trộn vào nỗi buồn hiu quạnh…”

Chuyện gia đình là vậy, với ngành may đến với Diễm Nguyễn là nghề nhưng tâm của người làm nghề đôi khi là nghiệp. Trong kinh doanh, Diễm Nguyễn cũng lấy giá trị của trong Phật Pháp dẫn dắt doanh nghiệp vận hành: “Trong 66 điều Phật dạy, thì luôn khuyên răng về lời nói dối; trong kinh doanh cũng vậy, có sao nói thế có thêm một đồng, không bớt một đồng. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người. Bạn dối được người khác, nhưng lương tâm của mình thì bạn không dối được. Trong khinh doanh, tôi lấy giá trị của sự thành thật để có thể thêm nhiều bạn hàng, khách hàng.”

Hai giá trị, của nhiều con đường để dẫn lối tâm hồn của người phụ nữ này đến với những mảnh đời, số phận và chia sẻ để phía cuối con đường tối luôn may mắn tìm thấy được một chút ánh sáng, tia hi vọng dù le lói nhất.

“Từ bi giác ngộ”: yêu thương là thương yêu


Đó chính là mảnh ghép của những số phận mang tên: ông Phạm Văn Cuôi 72 tuổi, bị liệt nằm một chỗ, mọi gánh nặng oằn trên lưng. Số phận nhiều lúc ngoắc ngoải, trêu ngươi con người, nhiều thảng thốt gần như đau đớn đến tê lịm khi người đàn ông gần như mong muốn “chết đi” để vơi bớt gánh nặng cho gia đình. Ở trường hợp khác là sư cô Chánh Hiện, cường giáp bị nhiễm độc, nên xảy ra chứng động kinh, lúc mê, lúc tỉnh.

Trong khi bé Mai Phúc An chỉ mới 8 tuổi ở Trà Vinh, bị hội chứng Klippel Trenaunay dị dạng mạch máu trực tràng, đã phẫu thuật 2 lần, em Yến Nhi 12 tuổi thì bị viêm màn tủy từ lúc 3 tuổi, bị hoại tử vùng hạ nên đã tháo khớp 2 chân, không làm chủ được cần người chăm sóc cả ngày lẫn đêm và cả việc quyên góp trong cơn bão vừa qua cho những bà con già neo đơn có hoàn cảnh ngặt nghèo. Trong những lần thiện nguyện ấy, Diễm Nguyễn luôn chia sẻ: “Nương theo giáo pháp Phật Đà, chữ tâm Phật dạy giúp ta độ đời, Đến bờ giác ngộ thảnh thơi, Xa rời phiền não đến bờ an vui, trăm năm tóc cũng đổi màu, chữ tâm sáng mãi với dòng thời gian…”

Điều lớn lao nhất ở một con người là mang được thật nhiều điều ý nghĩa vào trong cuộc sống ở xung quanh mình. Việc “gieo mầm” Thiện – Ác, được hình thành từ quan niệm, thái độ sống trên tất cả hành động việc làm của từng người. Ở đó, chính là “sự giúp đỡ những người nghèo, bệnh tật, cái “ngặt” của họ cần phải vượt qua trong cơn khốn khó nhưng mình giúp được họ là “cái duyên” từ nhiều đời trước đủ lớn để hôm nay có thể gặp được nhau.” Do vậy, từ ý niệm làm từ thiện cho đến hành động thiện nguyện gặp không ít những điều phiền muộn, vui có, buồn nhiều. Vì thế, từ “chánh pháp” trong quan điểm của “ba la mật” tức là: không trục lợi, không lớn tiếng, không thị phi. Để làm tốt thì mục đích cuối cùng mà mỗi người cần phải đạt được là đến được “bờ bên kia” để giác ngộ.

Nhưng với doanh nhân Diễm Nguyễn, ý niệm về Phật Pháp đó đã được nhìn với góc độ rất người và đời thường từ chính bản thân mình: Nếu quá buồn hãy nói chuyện với mình, khi không ưng ý thì chia sẻ với bạn thân. Diễm Nguyễn cho biết: “Từ đó, sẽ tạo cho mình một cảm xúc an nhiên, bằng việc cho rằng những điều phiền muộn, nặng nợ của đời này là do kiếp trước mang tới. Với cá nhân tôi chọn chánh pháp như việc thọ giới tại nhà – thọ giới Bồ Tát.”

Nhà thiện nguyện với âm nhạc phật giáo

Âm nhạc phật giáo không đưa ra điệu nhạc bắt buộc mà tùy theo ngôn ngữ địa phương mà “tùy duyên”. Âm nhạc phật giáo được xem là “lễ phẩm” cúng dường đức phật. Âm nhạc ấy có tác dụng giải thoát, trí tuệ. Nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn cho rằng: “Đức Phật khuyên Phật tử hãy giúp chúng sinh thoát khỏi khổ ải, thấy người đau khổ phải cứu giúp, phải mang đến cho họ niềm vui sống. Thờ ơ trước nỗi đau của con người là đánh mất tinh thần cứu thế của đạo Phật. Có thể nói “Bi” là nhân và “Từ” là quả của là phát tâm cho chúng sinh sự vui vẻ, loại trừ cái khổ của chúng sinh và giúp họ trong hoàn cảnh khó khăn. Làm được như thế, mọi người sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, mừng vui. Muốn làm được điều đó, người theo đạo Phật phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Có Tứ Vô Lượng Tâm mới có thể giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khổ tìm đến bờ vui. Vô lượng là không có hạn định, làm việc thiện, cứu giúp mọi người không bao giờ là đủ. Điều quan trọng là phải dùng tâm từ bi để cảm hóa người khác. Phải biết rằng “Lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng”; “Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan” mà có cách giúp họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn sám hối. Phải biết nhẫn để biến đao thương thành gấm vóc; mưa sẽ tạnh, trời sẽ trong, sóng cũng yên, gió cũng lặng.”

Cuộc sống của nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn là những chuyến bôn ba để đưa các bé lên các tuyến trên để trị bệnh. Gần đây, khi cơn bão đã làm cho người dân miền Trung phải gánh chịu những mất mát đau thương. “Học theo hạnh Bồ tát Quán Thế Âm, nguyện vào những nơi khó khăn sẽ dấn thân và chia sẻ yêu thương, xoa dịu phần nào nỗi đau của đồng bào miền Trung gánh chịu nỗi đau thương này. Nhằm chia sẻ những khó khăn, tổn thất về vật chất và tinh thần với đồng bào các tỉnh miền Trung. Tôi đã thọ giới bồ tát nên phải cố gắng sống cho đẹp đời, đẹp đạo, xứng đáng với những gì Thầy Tổ đã truyền và dạy dỗ.

Và hơn hết, cuộc đời cần lắm những chuyến đi nhưng đi về miền yêu thương.