Có lẽ, giá trị lớn nhất trong một con người có được ba thứ: Đầu tiên, làm những điều mình thích. Thứ hai, làm những thứ người khác muốn. Cuối cùng, tạo dựng nhiều giá trị về hạnh phúc và tình yêu dành cho cộng đồng. Đó chính là việc dựng xây, dệt thêu điều tốt đẹp nhân bản, thẳm sâu trong tâm hồn mang ngọn nguồn của sự yêu thương.
“Thiện căn ở tại lòng ta”
Điều lớn lao nhất ở một con người là mang được thật nhiều điều ý nghĩa vào trong cuộc sống ở xung quanh mình. Việc “gieo mầm” Thiện – Ác, được hình thành từ quan niệm, thái độ sống trên tất cả hành động việc làm của từng người. Và doanh nhân Diễm Nguyễn như một “kẻ lữ hành” để đi tìm chánh niệm và chánh pháp trên con đường thiện nguyện của mình. Ở đó, chính là “sự giúp đỡ những người nghèo, bệnh tật, cái “ngặt” của họ cần phải vượt qua trong cơn khốn khó nhưng mình giúp được họ là “cái duyên” từ nhiều đời trước đủ lớn để hôm nay có thể gặp được nhau.” Nhà thiện nguyện - Diễm Nguyễn chia sẻ.
Do vậy, từ ý niệm làm từ thiện cho đến hành động thiện nguyện gặp không ít những điều phiền muộn, vui có, buồn nhiều. Vì thế, từ “chánh pháp” trong quan điểm của “ba la mật” tức là: không trục lợi, không lớn tiếng, không thị phi. Để làm tốt thì mục đích cuối cùng mà mỗi người cần phải đạt được là đến được “bờ bên kia” để giác ngộ. Nhưng với doanh nhân Diễm Nguyễn, ý niệm về Phật Pháp đó đã được nhìn với góc độ rất người và đời thường từ chính bản thân mình: Nếu quá buồn hãy nói chuyện với mình, khi không ưng ý thì chia sẻ với bạn thân. Diễm Nguyễn cho biết: “Từ đó, sẽ tạo cho mình một cảm xúc an nhiên, bằng việc cho rằng những điều phiền muộn, nặng nợ của đời này là do kiếp trước mang tới. Với cá nhân tôi chọn chánh pháp như việc thọ giới tại nhà – thọ giới Bồ Tát.”
Ở nhà thiện Nguyện Diễm Nguyễn, có hai có người không hề tách bạch mà hòa quyện, hài hòa: Một con người kinh doanh, lấy phật pháp làm điểm tựa. Một nhà từ thiện xã hội chọn nhân sinh làm mục đích cứu cánh. “Trong quá trình thiện nguyện, có rất nhiều kỷ niệm đã làm cho mình xúc động, không khỏi rơi lệ. Đó là một cô gái vừa câm vừa tật nguyền, vừa có dấu hiệu của thần kinh mà lại bị hiếp dâm, có một đứa con. Nhưng mà “giữ” và thương đứa con khiếp lắm. Trong công việc thiện nguyện cũng lắm nhiêu khê nhưng mình hết lòng thì mới làm được. Chẳng hạn, nếu những trường hợp khó khăn, lang thang, không nhà, không cửa mình muốn giúp lại dễ. Khi có một trung tâm bảo trợ thì khó hơn bội phần, cái gì cũng phải qua, làm gì cũng phải có giấy tờ hẳn hoi. Nhưng nhìn thấy “những đứa con” của mình quá tội, nên cố gắng hết.” – Diễm Nguyễn xúc động kể lại.
Trong rất nhiều năm làm thiện nguyện thì doanh nhân Diễm Nguyễn cho rằng cái khó nhất để làm tốt là phải đúng, cũng là lời răn dạy của Đức Phật trong Chánh Pháp Trụ rằng: “Chánh pháp là thành thật tu hành, không ham hư danh, giả lợi, không tham của cúng dường – đó chính là Chánh Pháp trụ thế. Nếu mọi người có thể giữ giới không đụng đến tiền bạc, ngồi thiền thì có thể đạt được chánh pháp trụ thế. Nếu có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối thì đó là chánh pháp.”
Trong đời sống cần có một tấm lòng
Đến với thiện nguyện, người làm cần cái tâm vì “nhân vật vui, mình sẽ hạnh phúc gấp trăm ngàn lần họ…” Đó chính là thành quả mang về của doanh nhân Diễm Nguyễn, sau một hành trình dài đi tìm kiếm những mảnh đời bất hạnh, chữa lành nhiều vết thương. Ở đó, là những cái tên như: Chị Mai mẹ của bé Mai Phương, Bé Ngọc Bích, bé Đức Lộc, Quách Ngọc Long, Hiếu Thảo… Tuy mang những dòng máu khác nhau nhưng lại có một điểm chung là sự nghèo khổ, khốn khó. Vị doanh nhân đến từ xứ sở Trà Vinh - miền Tây sông nước đã chứng kiến quá nhiều những cuộc đời như thế nên đã bắt tay vào hành động. Nhưng để làm được tốt công việc này, Diễm Nguyễn cần sự đồng hành của rất nhiều người để cùng chung tay, góp sức. Nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn kể lại, trong sự bùi ngùi: “Vào năm 2016 nhớ mãi một kỉ niệm, bé Đức Lộc, số tiền kêu gọi được sẽ gọi theo quan điểm Ba- la- mật. Để tạo ra sự minh bạch, người giúp đỡ sẽ được đưa ra tới ngân hàng làm thẻ, đứng tên và nhận số tiền được thủ hưởng từ các nhà hảo tâm - bằng cách số tiền sẽ được gửi trực tiếp cho những số phận, người đáng được thụ hưởng.”
Với Diễm Nguyễn thiện nguyện cần phải xác lập một quy trình để có thể làm tốt nhất có thể. Ở từng mảnh đời, số phận cần có một quá trình xác minh từ chính quyền địa phương. Tiếp theo, tự bản thân sẽ đăng thông tin trên trang mạng xã hội cá nhân để kêu gọi. Sau cùng mới tiến tới việc giúp đỡ nhân vật một cách trực tiếp từ số tiền đã kêu gọi được. Trong quá trình đó, số tiền luôn được công hai một cách rõ ràng. Khó khăn là thế, nhiêu khê cũng nhiều nhưng nếu cố gắng, quyết tâm thì mình sẽ làm được. Nhưng vì tình thương, tiếng gọi: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Nghĩ đến tiếng rú gọi mình nên bất chấp, làm tất cả để những đứa trẻ có những cuộc sống yên bình, an vui.”
Nhiều kỉ niệm thiện nguyện, giờ đây đã khắc sâu vào tâm khảm của Diễm Nguyễn với hàng trăm mảnh đời nhưng có hai trường hợp mà sự ám ánh của nhân vật đeo bám mãi như những đưa con mà chình mình từng đứt ruột sinh ra: “Vào năm 2016 và 2017, với bé Đức Lộc – thuộc mái ấm Đức Quang – thuộc thị trấn Bình Đại – tỉnh Bến Tre, bị bệnh não ủng thủy. Ở trường hợp khác, bé Quách Ngọc Long đã từng 17 lần mổ ở Singapore, đã được “mẹ” Diễm Nguyễn đích thân đưa đi chữa chạy – với số tiền kêu gọi được là 7 tỉ đồng. Ngày đó, nhìn bé đau, chịu không được, từ cầu thang đi xuống nhà dưới mà không đi được chỉ lếch tới đâu khóc tới đó. Khi ấy, chỉ biết tụng kinh, cầu an cho hai bé mau qua khỏi. Cho đến bây giờ, nhìn hai bé khôn lớn mà cảm thấy hạnh phúc vô bờ bến. Có bé thì thấy “mẹ” tới không bao giờ chịu ngủ. Có đứa biết bò, biết lật, biết ngóc đầu rồi.” Doanh nhân Diễm Nguyễn kể lại trong sự xúc động.
Trong nhiều sự thương tâm khác, bé Ngọc Bích– 23 tháng tuổi nhưng mắc chứng bệnh vẩy cá. Diễm Nguyễn và phóng viên báo Chế Văn Tiên – của tờ Afamily cùng với VTV Cần Thơ, cùng đồng hành kêu gọi được 4 tỉ đồng. Ở một câu chuyện khác: Em Thạch Vinh, mồ côi cha, chưa kịp giáp năm giỗ cha thì mẹ mất. Với một dị tật, tay chân phong cùi, hư một con mắt hay Thạch Thị Sương, ngày đi xin ăn về nuôi 4 đứa con bị thần kinh. Trong đó, một người con có di chứng vừa đi vừa nói, người thì bị xích ở một góc nhà, người thì cứ nhảy nhảy với cái bóng của mình… đúng là một bi kịch buồn giữa đời thường. Trong quan niệm của doanh nhân Diễm Nguyễn “cho miếng ăn không bằng cho cần câu cơm” để có thể tự mình sinh sống được như: Mẹ của bé Phương Mai, đã được giúp đỡ bằng cách: cất nhà, mua cặp bò để làm ăn sinh sống… Trương Văn Sang, vợ bỏ nuôi ba đứa con, bé út bị bệnh bại não giống bé Đức Lộc. Diễm Nguyễn đã nhờ phóng viên viết bài cùng với đài Cần Thơ kêu gọi 2 tỉ và đưa sang Singapore điều trị, 3 tháng sau sẽ tái khám. Trong đó, có một trường hợp với nghị lực sống phi thường đó là bé Hiếu Thảo 8 tuổi quê ở Sóc Trăng không tay, không chân nhưng đã viết bằng miệng và đã đoạt giải thưởng chữ đẹp ở trường và được công ty Khát Vọng sống tài trợ cho chân, tay giả. Với nhiều mảnh đời, không chỉ là số phận mà ở đó còn có những tấm gương để nhiều người phải noi theo, ghi nhận và giúp đỡ.
Sau mỗi chuyến thiện nguyện, mắt lại được khóc thật nhiều, tim lại thêm phần đau nhói. Từ đó, doanh nhân Diễm Nguyễn cho rằng: “mọi triết lý đều lấy từ việc “thân – thương –trí – huệ” trong Bồ Tát Hạnh. Vì “mình cũng phải đi làm, kinh doanh kiếm sống chứ không đủ tiền để làm từ thiện. Mình mong rằng có nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân nhiều hơn nữa để giúp đỡ cho những gia đình ấy.”Nhà thiện nguyện Diễm Nguyễn cho biết.
Luật nhân quả: Sống chân thành để được yêu thương
Doanh nhân Diễm Nguyễn hiện là chủ nhà may Xuân Diễm có doanh nghiệp đang toa lạc ở tại tỉnh Trà Vinh. Dù bận bịu công việc thiện nguyện nhưng ở mảng thiết kế Diễm Nguyễn là một trong những người đứng đầu về mảng thời trang tại Trà Vinh hiện nay. Vì doanh nhân luôn có ý thức chăm chút tay nghề, tinh tế trên từng đường nét, dụng cộng trên các mẫu đồ do mình tạo tác từ: Veston đến Đầm Dạ Hội… Vì vậy, với sức lao động tuyệt vời, sự chỉ đạo từ việc cắt, ráp và tạo mẫu thiết kế đều do bà chủ Xuân Diễm thực hiện, các thợ và nhân viên chỉ thực các công đoạn sau đó. Trong việc kinh doanh, Diễm Nguyễn đẩy mạnh công tác thương mại điện tử: Dù bạn ở tỉnh thành nào thì vẫn có thể sở hữu được trang phục do chính Xuân Diễm thực hiện, chỉ cần liên hệ, gửi các ý tưởng, mẫu mong muốn thì trang phục sẽ được gửi đến tận nhà. Trong kinh doanh, Diễm Nguyễn cũng lấy giá trị của trong Phật Pháp dẫn dắt doanh nghiệp vận hành: “Không được nói dối, đó là tạo nghiệp. Chẳng hạn, một bộ đồ bán lời được 10 đồng những vì lòng tham mà “kê” lên 20 đồng. Đó chính là Nghiệp. Mà nghiệp càng nhiều thì dù có làm từ thiện bao nhiêu cũng không thể giảm bớt tội đi được.” Chủ nhà may Xuân Diễm khẳng định.
Trong cuộc sống không ai hoàn hảo, Diễm Nguyễn cũng vậy nhưng mình cố làm tốt nhất phần việc mà Đức Phật mong muốn mình thực hiện đó đã là một phần quý. Trong việc nấu nướng Diễm Nguyễn là một người phụ nữ đảm đang và có một đứa cháu phụ giúp nên mọi thứ gần như đều chu toàn, thu vén hài hòa. Dù suốt ngày bận bịu với các công tác xã hội, kinh doanh ngành may mặc nhưng con của doanh nhân, dù còn nhỏ những đã biết chia sẻ với mẹ. Diễm Nguyễn kể lại: “Đôi khi không có mẹ con buồn lắm, nhưng thấy mấy bạn đó khổ hơn con. Vì vậy, nỗi buồn của con cũng không thấm thía gì cả.”
Giữa một xã hội mà sự yêu thương ngày càng yếu ớt và mong manh: giữa con người với con người.Mọi giá trị của sự thờ ơ, máy móc đang dần lên ngôi thì Diễm Nguyễn đã làm một câu chuyện “lội ngược dòng” để kêu gọi sự yêu thương, chia sẻ chân thành từ các bậc hảo tâm và từ chính bản thân mình. Với doanh nhân Diễm Nguyễn mọi giá trị nằm ở: “Sống để cho đâu chỉ nhận riêng mình” – bởi: “Tôi học cách cho đi không phải vì tôi có nhiều mà tôi hiểu cảm giác của người không có gì trong tay. Đó là cách tôi đền ơn Thầy Tổ đã dìu dắt tôi đến với Phật Pháp. Đền ơn cha mẹ cho tôi có được thân sắc này và đền ơn mảnh đất Trà Vinh đã cưu mang. Xin cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy còn giữ được hơi thở tinh khôi tiếp tục làm tốt xứ mệnh của mình đồng hành trên cuộc hành trình thiện nguyện. Cuối cùng, Diễm Nguyễn xin cảm ơn đấng sinh thành, những bậc hảo tâm, những Mạnh Thường Quân đã hết lòng giúp đỡ và phóng viên báo Chế Văn Tiên – của tờ Afamily đã đồng hành, Đài truyền Hình VTV Cần Thơ Trang Kết Nối Miền Tây…”