KINH TẾ

Giá cà phê hôm nay 10/6: Arabica tiếp tục nhận trợ lực, robusta tiếp đà giảm; Đặc điểm mới của thị trường Anh

Kỳ Văn

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid-19, trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm thêm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 9/6. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê hôm nay 10/6

Giá cà phê arabica trên sàn New York tiếp tục tăng tốt, trong khi robusta ở London tiếp tục giảm. Giá arabica nhận được sự trợ lực từ thông tin thời tiết khô hanh tại vùng trồng cà phê chính của Brazil.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 9/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 12 USD (0,57%), giao dịch tại 2.093 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 9 USD (0,43%) giao dịch tại 2.108 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục tăng 2,8 Cent (1,21%), giao dịch tại 234,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2,8 Cent/lb (1,21%), giao dịch tại 234,80 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm thêm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 9/6. Giá cà phê nội địa sẽ được cập nhật vào 9h00.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.160

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.500

- 100

LÂM ĐỒNG

41.900

- 100

GIA LAI

42.400

- 100

ĐẮK NÔNG

42.400

- 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Với triển vọng tích cực từ thị trường, các chuyên gia nhận định ngành cà phê đang đứng trước cơ hội lớn để vượt qua kỷ lục xuất khẩu 3,7 tỷ USD của năm 2012.

Mục tiêu này được cho là tương đối khả thi khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc trong khi giá cà phê vẫn đang duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt 889 nghìn tấn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 54% (hơn 700 triệu USD) lên mức kỷ lục 2 tỷ USD nhờ giá cà phê tăng cao. Qua đó tiếp tục củng cố vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu sau Brazil.

Hiện cà phê của Việt Nam có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Giá cà phê tăng do nguồn cung có dấu hiệu thắt chặt và đồng Real của Brazil mạnh lên so với đồng USD. Các kho dự trữ arabica được chứng nhận trên sàn ICE đã giảm xuống còn 1,06 triệu bao, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3. Rabobank cho rằng hàng tồn kho sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm nay và có thể là cả năm sau, theo Reuters.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), quý I/2022, thị trường Anh nhập khẩu cà phê đạt xấp xỉ 64,31 nghìn tấn, trị giá 353,46 triệu USD, tăng 32,8% về lượng và tăng 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý I/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh đạt mức 5.496 USD/tấn, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh từ tất cả các nguồn cung cấp chính tăng mạnh. Mức tăng cao nhất 93% từ Đức, lên 10.157 USD/tấn; mức tăng thấp nhất 35,1% từ Việt Nam, lên 2.372 USD/tấn.

Một đặc điểm mới ở thị trường cà phê Anh, nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine) và cà phê rang (không bao gồm cà phê đã khử caffeine). Tỷ trọng của hai loại này chiếm lần lượt 73,59% và 20,93% trong tổng lượng nhập khẩu quý I/2022, ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thị trường này cũng tăng mạnh nhập khẩu chủng loại cà phê đã khử caffeine (không bao gồm rang - HS 090112), với tốc độ tăng tới 101,9%.