KINH TẾ

Giá cà phê hôm nay 18/5: Duy trì đà tăng giá trên cả hai sàn, giới kinh doanh tài chính sục sôi với lạm phát

Kỳ Văn

Biến động trên sàn cà phê và nhiều sàn tài chính khác đâu chỉ do yếu tố lạm phát. Nó còn do chiến tranh tại Ukraine, phong tỏa các thành phố tại Trung Quốc theo chính sách zero-Covid... Chính vì vậy, các nhà kinh doanh tài chính thấy không có gì đảm bảo để “hạ cánh mềm” - tăng lãi suất theo kiểu “nương tay” vì sợ kinh tế suy thoái.

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua (17/5).

Giá cà phê hôm nay 18/5

May mắn kịch bản cũ "tăng vọt rồi giảm sốc" đã không lặp lại trong phiên giao dịch trên sàn phái sinh quốc tế trong phiên giao dịch hôm qua. Áp lực từ vụ thu hoạch mới của các nước trồng cà phê chính dường như cũng chưa ảnh hưởng lớn đến thị trường những ngày này.

Điều không bình thường về tình hình thời tiết sương giá hiếm khi xảy ra tại Brazil trong khoảng thời gian này cuối cùng đã xảy ra, giúp giá cà phê duy trì đà tăng. Từ hôm qua, thị trường đã đón nhận thêm dự báo về đợt không khí lạnh từ Climatempo thuộc kênh truyền hình quốc gia Brazil. Theo đó, ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này sẽ có một đợt lạnh đi vào phía Nam bang cà phê chủ lực - Minas Gerais và có khả năng tạo ra sương giá gây hại cho cây cà phê arabica ở vùng này. Tuy nhiên, từ thứ Sáu nguy cơ sương giá sẽ giảm dần trên các vùng trồng cà phê và nhiều nơi sẽ có mưa nhẹ rải rác trở lại.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 17/5 vẫn giữ đà tăng, dù mức tăng đã giảm nhiều, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 chỉ còn tăng 47 USD (2,30%), giao dịch tại 2.087 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 45 USD (2,20%) giao dịch tại 2.088 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 quay đầu tăng mạnh 10,90 Cent (5,10%), giao dịch tại 224,80 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 10,80 Cent/lb (5,05%), giao dịch tại 224,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua (17/5).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.140

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.700

+ 800

LÂM ĐỒNG

41.100

+ 800

GIA LAI

41.600

+ 800

ĐẮK NÔNG

41.600

+ 800

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Giá 2 sàn cà phê biến động mạnh trong tuần không nằm ngoài bối cảnh chung của các sàn giao dịch tài chính. Giá tăng đột ngột rất có thể do giới kinh doanh tài chính sục sôi với tình hình lạm phát và dùng uy tín một số nhà môi giới cà phê để tung tin giá rét tại Brazil như một cái cớ.

Giới phân tích khá tự tin khi dự báo, con đường đi lên vùng cao của giá cà phê khá khó khăn, nếu như không có tin thời tiết trở rét thực sự tại Brazil. Đường xuống sẽ rộng khi sàn này mất 2.003. Nếu trong tuần có lần nào chạm và đóng cửa dưới mức này, nó sẽ không ngần ngại thử 1.990 để tìm cách rà đáy mới ở vùng 1.950 tức vùng 100,00% Fibo (theo biểu đồ phân tích kỹ thuật).

Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 4 đạt 157.451 tấn (tương đương 2.624.183 bao, bao 60 kg), giảm 25,38% so với tháng trước. Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt tổng cộng 739.046 tấn (khoảng 12,32 triệu bao) tăng 26,34 % so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân xuất khẩu tăng mạnh là do những tháng đầu năm ngoái thị trường đã phải đóng cửa vì dịch bệnh covid-19 bùng phát.

Hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết xuất khẩu cà phê tháng 4/22 của nước này đạt 2,81 triệu bao so với tháng trước đó là 3,78 triệu, giảm 25,7% và so với cùng kỳ năm 2021 là 24% là 3,7 triệu bao.

Hãy nghe thống đốc Fed Powell một lần nữa để thấy tâm lý thị trường dao động: Lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao lắm. Cho nên, công cụ để khống chế lạm phát của Fed chỉ tập trung vào “nhu cầu”, còn “cung” là một phần của câu chuyện dài”. “Nhu cầu” có thể hiểu khi nào thấy cần là tăng mạnh lãi suất, còn “nguồn cung” thì còn phải chờ xem xét.