Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 22/4. (Nguồn: Cadillaccoffee) |
Giá cà phê hôm nay 23/4
Giá cà phê robusta bật tăng mạnh mẽ trước ngày thông báo đầu tiên của kỳ hạn tháng Năm của sàn London (ngày 26/4). Dù chịu sức ép giảm khi lượng hợp hợp đồng mở còn khá cao cần phải thanh lý, áp lực bán lớn nhưng giá cà phê robusta đã có phiên giao dịch ấn tượng, đảo chiều tăng vọt cho kỳ hạn tháng Năm. Tuy nhiên, khối lượng thương mại vẫn chưa cao do sự thận trọng của của đầu cơ và nhiều áp lực mới nên giá robusta được dự báo sẽ không bền vững .
Phiên đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 22/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng vọt 35 USD (1,72%), giao dịch tại 2.130 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 chỉ tăng 2 USD (0,09%) giao dịch tại 2.116 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn bình thường.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,05 Cent (0,46%), giao dịch tại 227,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,1 Cent/lb (0.48%), giao dịch tại 227,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 22/4.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại, song sẽ không bền vững bởi nhiều yếu tố. Trong đó, từ giữa tháng 4, giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi do nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà tăng.
Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021-2022 từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại.
Lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây.
Trong khi đó, số ca lây nhiễm Covid-19 ở mức cao và các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng cao lãi suất cơ bản tại các phiên họp chính sách sắp tới.
Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý trên các thị trường kỳ hạn nói chung.
Dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021-2022 sẽ giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng cao đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.
Dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 3 đạt 126.740 bao, giảm 119.991 bao (tương đương mức giảm 48,6%) so với tháng 3/2021. Kết thúc niên vụ cà phê (từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022), Indonesia xuất khẩu đạt 4,5 triệu bao, tăng tăng gần 41% so với niên vụ cà phê 2020-2021.