Marketing, theo xu thế bây giờ là xây dựng nền tảng. Người làm digital là xây dựng một hệ thống thông minh nhất, tiết kiệm dành cho khách hàng và người tiêu dùng.
Câu chuyện giữa Lê Đặng Hồng Phúc với KT&ĐS xoay quanh vấn đề về marketing digital thực chiến dành cho bạn đọc quan tâm.
KT&ĐS: Theo anh thì xu hướng marketing hiện nay so với trước có gì khác nhau không?
Lê Đặng Hồng Phúc: Thuật ngữ marketing thực chất rất rộng lớn. Tôi không dám lạm bàn. Nhưng nếu chỉ xét riêng digital marketing về phần (SEM) thì phải nói các nền tảng chạy quảng cáo (ADS) giờ đã khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia. Các chính sách của Facebook và Google đã có những thay đổi “siết chặt” hơn. Vì vậy, đòi hỏi người làm trong lĩnh vực này phải chuyên sâu hơn, kỹ năng “kháng” cao hơn. Đôi khi, có chút “tâm linh” mỗi lần lên Campaign cũng phải thắp nhang để Ads “khỏi chết”. Do ăn ở nữa, chứ không ai nói trước điều gì cả.
Bên cạnh đó, thì theo xu hướng thôi, nền tảng nào càng khó mà mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì mình phải “chinh phục” thôi. Còn về SEO cũng có nhiều thay đổi chứ, thấy người ta giờ “máy móc” hơn xưa nhiều (cười).
KT&ĐS: Quay lại vấn đề “máy móc” trong SEO thì anh có thể phân tích sâu hơn được không?
Lê Đặng Hồng Phúc: Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là một chuyên gia SEO. Tuy nhiên, cũng đã từng thành công với nhiều (keyword) và nhiều dự án khác nhau như: về ẩm thực, phong thủy, tài chính, bất động sản... Tuy nhiên, tôi thấy người làm SEO bây giờ “dựa dẫm” quá nhiều vào công cụ (tool) mà quên đi giá trị thật của SEO là chuyển đổi, là bán hàng, doanh số. Tất cả mọi người đều chăm chăm lên TOP 1 để làm gì. Thời tôi các giá trị đến từ nhiều hướng: sản phẩm tốt, thương hiệu hay, thì việc lên top có nhiều ý nghĩa hơn chứ không chỉ SEO thuần nhất.
Marketing là một sự tổng hòa của tất cả những thứ vừa kể trên, SEO chỉ là 1 phần của marketing. Vậy có thể kết luận, lên TOP 1 cũng chỉ là 1 xu hướng. Tất cả vẫn là giá trị của người tiêu dùng. Có những cái mang lại giá trị, doanh số đều hàng tháng nhưng không cần lên TOP nhé!
KT&ĐS: Vậy xu hướng marketing cho những năm tới là gì, theo anh?
Lê Đặng Hồng Phúc: Trong những năm tới, theo tôi thì nó sẽ là sự dung hòa giữa công nghệ nền tảng tự động (automation) và các mô hình quảng cáo truyền thông như: báo chí…. Có nhiều người làm marketing hiện đại cho rằng: nhiều loại hình quảng cáo truyền thống đã bị khai tử. Tuy nhiên, có những ngành nghề không cần phải “social” quá đâu như: xây dựng, tài chính, bất động sản. Vì thế, dung hòa để hướng tới mục đích mới là thứ quan trọng. Xu hướng trong những tiếp theo thì một digital marketing phải xây dựng các hệ thống nền tảng giúp cho doanh nghiệp bán hàng sẽ lên ngôi, chẳng hạn: tiktok, email marketing và các nền tảng khác… Với tôi marketing dù ở khía cạnh nào thì phải thực chiến.
KT&ĐS: Theo anh thì với một doanh nghiệp khởi nghiệp và một doanh nghiệp đã định hình đường lối marketing ổn định thì cái nào sẽ triển khai chiến dịch marketing khó hơn?
Lê Đặng Hồng Phúc: Đây là một câu hỏi khá thú vị. Thứ nhất, một doanh nghiệp đã ổn định style (phong cách) marketing thì việc triển khai các triển dịch chắc chắn sẽ dễ dàng. Ở một doanh nghiệp mới thì người làm digital phải nghiên cứu, tìm tòi xem cách thức nào, chiến dịch nào, chạy thử xem phù hợp với mô hình nào. Tuy nhiên, xét về độ khó thì theo tôi đều khó khăn như nhau. Vì những cái đã ổn định muốn bức phá thì hay bị so sánh giữa cái cũ và cái mới. Nghĩa là mình phải bước qua được cái bóng trước đó và cả cái bóng của chính mình.
Một doanh mới thì có nhiều cái khó. Thứ nhất, chưa có thương hiệu (brand). Thứ hai, chi phí marketing. Tuy nhiên, mô hình của doanh nghiệp này luôn thú vị để khám phá về sức bật của bản thân thử nghiệm tất cả những thứ mà chúng ta cho là thành công.
KT&ĐS: Anh có gửi gắm gì cho những người trẻ làm marketing, hay digital marketing hay không?
Lê Đặng Hồng Phúc: Tôi chỉ là người tự học, mày mò và đam mê với marketing. Nói gửi gắm tôi không dám nhưng mà tôi có một phương châm về nghề đó là: muốn thành công thì phải cố gắng, nếu không thành công thì cũng thành nhân.
Marketing là trải nghiệm, người làm marketing cần nhiều suy niệm và cả sự trải đời để thấm thấu mọi giá trị của nó. Ví dụ: làm marketing phải hiểu cảm giác của người làm nội dung (Content), người làm thiết kế (Design), người làm video (Video Editor) người làm Ads (Facebook ads, Google Ads)….
KT&ĐS: Cảm ơn anh về buổi trò chuyện thú vị này.
Lê Đặng Hồng Phúc, khởi nghiệp với tinh thần marketing thực chiến với SEO, Google Ads, Facebook Ads. Anh chuyên sâu về mảng google marketing. Đồng thời, cũng là người sáng lập và triển khai thành công marketing SEO các mảng về ẩm thực qua nhiều website hay các chủ đề về phong thủy, đông y, BĐS, tài chính, thẩm mỹ viện...