Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, có khoảng gần 226.000 xe máy các loại đến tay người dùng, tương đương với mỗi ngày tiêu thụ hơn 7.530 xe máy tại Việt Nam.
Hiện tại, VAMM có 5 đơn vị thành viên là Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM Việt Nam. Ngày 12/10, Công ty Honda Việt Nam công bố doanh số bán xe máy riêng tháng 9/2020 đạt 169.917 xe các loại, dù giảm 4% so với tháng trước, nhưng vẫn chiếm đến 80,1% thị phần xe máy ở thị trường trong nước. Số thị phần còn lại chia cho 4 thương hiệu với thị phần giảm dần là Yamaha, Piagio, Suzuki và SYM Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp này đang sản xuất trong nước và nhập khẩu về phân phối ra thị trường khoảng 100 dòng sản phẩm khác nhau, từ xe bình dân đến cao cấp và hạng sang, bao gồm xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe môtô phân khối lớn.
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam vừa công bố doanh số bán hàng trong Quý III/2020 đạt tổng cộng khoảng 677.739 xe các loại, giảm 18,49% so với cùng kỳ năm 2019. |
Trong các doanh nghiệp thành viên của VAMM, Honda Việt Nam có dải sản phẩm phong phú nhất, từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu nguyên chiếc, bao gồm các dòng xe số phổ thông, xe tay ga hạng trung cho đến hạng sang, xe côn tay và xe phân khối lớn với giá bán từ 18 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng cho mỗi xe.
Điểm khác biệt so với Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) thường công bố doanh số bán hàng chi tiết của mỗi đơn vị thì VAMM chỉ công bố vỏn vẹn tổng doanh số đạt được và tăng hay giảm so với cùng kỳ nên không có số liệu để so sánh về doanh số của mỗi thương hiệu hay mỗi dòng xe bán chạy, bán chậm nhất thị trường.
Thêm điểm đáng chú ý là VAMM chỉ công bố doanh số bán hàng ở trong nước trong khi có một số đơn vị còn xuất khẩu xe máy nguyên chiếc đi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng không được tiết lộ.
Ngoài ra, thị trường xe máy Việt Nam còn có sự góp mặt của các thương hiệu như VinFast, Pega, Kymco, Ducati, Kawasaki, BMW, KTM, Benelli, Harley Davidson, Triumph, Royal Enfield, Motorrad... Tuy nhiên, do những đơn vị này không phải là đơn vị thành viên VAMM nên không có số liệu báo cáo bán hàng này.
Theo nhận định của giới chuyên môn, sau khi doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên VAMM trong cả năm 2019 đạt 3.254.964 xe, giảm 4% so với năm trước, bước sang Quý I/2020 đạt 731.077 xe, giảm 3,03%; Quý II/2020 đạt 518.920 xe, giảm 30,77% và đến Quý III vừa qua tiếp tục giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sức mua của thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa.
Bên cạnh đó, mức giảm sút doanh số trên cũng có một phần tác động từ đại dịch COVID-19 khiến không ít doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn buộc phải thắt chặt việc mua sắm nên doanh số bán xe trong 9 tháng qua sụt giảm cũng là điều dễ hiểu.
Giới chuyên môn cũng nhận định, với tổng doanh số bán hàng trong 9 tháng qua của các đơn vị thành viên VAMM đạt 1.927.736 xe, bình quân mỗi tháng các đơn vị này tiêu thụ được hơn 214.000 xe, nên dự báo thị trường xe máy Việt Nam cả năm 2020 khó có thể đạt doanh số ở mức hơn 3,254 triệu xe các loại như năm trước.