Nhiều siêu thị mi ni thiếu hàng hóa thiết yếu
Chiều qua 12/7 và sáng nay 13/7, ghi nhận của phóng viên Báo Đại Đoàn Kết tại một số siêu thi mi ni bán lẽ trên địa bàn TPHCM, tại siêu thị bán lẽ Bách Hóa Xanh trên đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 thì hàng hóa như nước ngọt, nước nắm, bánh kẹo còn đầy ắp, thực phẩm thiết yếu như rau, củ, cá,.. thì không còn nhiều. Tai siêu thi mi ni SatraFoods nằm trên đường Nguyễn Văn Quá, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 cũng vậy, rau củ, quả và cá hết sạch, còn lại là nước ngọt, nước nắm,… thì bao la. Còn tại siêu thị mi ni VinMart nằm trong chung cư Thái An 1-2-3, phường Đông Hưng Thuận hàng hóa chủ yếu nước ngọt, bánh kẹo, còn rau củ, quả hầu như không còn. Tại siêu thị Co.opmart trên đường Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, hàng hóa dồi dào nhưng không phong phú như trước thời điểm chưa giãn cách xã hội, sức mua của người dân lớn.
Theo tim hiểu của phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, nguyên nhân thiếu hàng hóa do các chợ truền thống ngưng hoạt động đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân. Nguồn hàng hóa cung ứng một số nơi bị thiếu hàng cục bộ, chủ yếu là thực phẩm tươi sống. Tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại các địa phương và các vùng nguyên liệu diễn biến phức tạp, các địa phương tăng cường áp dụng biện pháp phòng chống dịch, dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa về TPHCM gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Sở Công Thương lý giải
Tại cuộc họp báo chiều tối ngày 12/7, thông tin về tình hình hệ thống phân phối hàng hóa trên toàn TPHCM, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết, toàn thành phố có 169 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) và 4 siêu thị đang tạm ngưng hoạt động. Trong đó, 4 siêu thị tạm ngưng do có ca nhiễm COVID-19, các chợ truyền thống do địa phương đánh giá theo tiêu chí an toàn và yêu cầu tạm ngưng hoạt động.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, việc thiếu hàng hóa chỉ xảy ra tại các cửa hàng thực phẩm nhỏ lẻ, nhất là các cửa hàng tiện lợi. Với đặc thù diện tích cửa hàng nhỏ, không có kho dự trữ hàng hóa, nên trong một thời điểm nhiều người cùng mua hàng sẽ làm hàng hóa bị gián đoạn hoặc thiếu hàng cục bộ. “Các hệ thống siêu thị lớn có kho hàng dự trữ lớn, số lượng quầy kệ nhiều nên nguồn hàng dự trữ đầy đủ, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng. Giá cả cũng được đảm bảo giữ mức bình ổn, không có hiện tượng tăng giá”, ông Phương cho biết thêm.
Liên quan đến thông tin người dân chia sẻ trên cộng đồng mạng về việc một số sản phẩm có giá bán quá cao, đơn cử như một bắp cải có giá hơn 200 nghìn đồng, Sở Công Thương cho biết, tại một số hệ thống siêu thị có những sản phẩm đặc thù, hàng nhập khẩu có mức giá cao phục vụ theo nhu cầu người dân; dẫn đến việc người dân dễ bị nhầm lẫn giá cả tăng nhiều. Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối lớn cạnh tranh rất quyết liệt, việc tự tăng giá ở các hệ thống lớn là khó xảy ra.
Ngoài ra, để kiểm soát việc giá cả hàng hóa, Sở Công Thương TPHCM đã cử lực lượng kiểm soát túc để theo dõi, bám sát tình hình giá cả thị trường và cung ứng hàng hóa, kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh. Sở cũng phối hợp với Quản lý thị trường nhắc nhở những trường hợp mua tích trữ nhiều, có dấu hiệu gom hàng và xử phạt với các trường hợp vi phạm. Hy vọng với sự bám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thương mại Dịch vụ như Sở Công Thương, sắp tới hàng hóa ở các siêu thị, cửa hàng bán lẽ sẽ phong phú hơn.
Link nguồn: http://daidoanket.vn/tp-ho-chi-minh-nhieu-mat-hang-thiet-yeu-o-sieu-thi-mi-ni-khong-con-5657490.html