Dự báo tiếp tục phát triển
Theo số liệu của Statista, năm 2017, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 28% tổng số người tiêu dùng. Đến năm 2020, số lượng người tiêu dùng trực tuyến đã chiếm gần 50%. Ước tính đến năm 2025, với dân số khoảng 100 triệu người, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam sẽ chiếm hơn 70%.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang nhanh chóng bắt nhịp và vượt qua các nước ASEAN khác. Trong cuộc khảo sát về TMĐT năm 2020 của Liên hợp quốc trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp thứ 86, tăng 2 bậc. Việt Nam cũng đang tích cực hoàn thiện và phát triển TMĐT, với mục tiêu trở thành 1 trong 4 quốc gia lớn ở Đông Nam Á vào năm 2025.
Hiện tại, 40 triệu người mua sắm trực tuyến của Việt Nam chi tiêu trung bình khoảng 210 USD/năm, đứng thứ hai trong số các nước ASEAN. Thị trường TMĐT của Việt Nam được dự báo tiếp tục phát triển khi tỷ lệ sử dụng Internet tăng lên, điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi hơn và niềm tin của người dân vào mua sắm trực tuyến cũng ngày càng tăng lên.
Số liệu của Statista cho thấy, đến năm 2025, doanh thu bán hàng trực tuyến sẽ chiếm khoảng 1/10 tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam và doanh thu của thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 9 tỷ USD. Các sản phẩm như sản phẩm làm đẹp, đồ gia dụng, điện tử, thời trang, đồ chơi, nội thất là những ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong TMĐT Việt Nam. Mô hình bán lẻ mới sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức bán hàng truyền thống.
Trong 3 năm qua, doanh thu của ngành thời trang Việt Nam đã tăng 180%, sản phẩm điện tử duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 27%. Trong khi đó, đồ chơi, vật nuôi và các sản phẩm thủ công có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%. Thực phẩm và ngành hàng chăm sóc cá nhân đã tăng hơn 3,7 lần trong 3 năm qua.
Theo truyền thông nước ngoài, hiệp ước pháp lý về TMĐT của Việt Nam đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người bán hàng TMĐT. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành 5/6 quy định pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT.
Sự phát triển mạnh mẽ này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực TMĐT như vận tải, chuyển phát và logistics. Tính đến năm 2020, Việt Nam vẫn là thành viên của hiệp định FTAS cho phép người bán nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm với mức thuế thấp hoặc miễn thuế.
Để thiết lập thị trường TMĐT, Việt Nam đã cung cấp một trong những môi trường phát triển thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Năm quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT đã được ban hành. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa với mức thuế thấp hoặc miễn thuế. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam.
"Hút" nhà đầu tư ngoại
Sự thành công của một số nền tảng TMĐT của Việt Nam như Tiki, Sendo và Thế giới di động, chứng tỏ sự đón nhận TMĐT của thị trường tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài từ các nước Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore cũng đã tạo động lực mạnh mẽ để các nền tảng này có thể phát triển với quy mô lớn.
Được biết, gần đây Tiki đã huy động thành công 130 triệu USD từ NorthStar Group và các công ty như JD.com cũng đã rót vốn vào đó. Sendo.vn cũng đã hoàn tất thương vụ trị giá 51 triệu USD với SBI Holding của Nhật Bản. Ngoài ra, Grab và Gojek - hai công ty khởi nghiệp có giá trị nhất của Việt Nam, đang đánh giá các điều khoản của một vụ sáp nhập tiềm năng. Một khi việc sáp nhập thành công sẽ có tác động lớn đến ngành TMĐT trên toàn thị trường Việt Nam.
Triển vọng phát triển rộng lớn của TMĐT Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, trong đó đầu tư nhiều nhất là các công ty, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore. Hiện tại, các nền tảng TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm Shopee, Lazada, Tiki...
Một trong những đặc điểm của thị trường TMĐT Việt Nam là bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài trong khu vực. Chẳng hạn, Lazada và Shopee lần lượt có liên kết với Alibaba (Trung Quốc) và SEA Ltd. (Singapore).
Đồng thời, kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia của Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của các công ty TMĐT trong nước.
Ví dụ, Tiki, Sendo và Thế giới di động đã phát triển thành các nền tảng TMĐT quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam. Thế giới di động trực thuộc Tập đoàn Thế giới di động và là thương hiệu bán lẻ điện tử có vốn địa phương tại Việt Nam, được định giá hiện tại lên tới 2 tỷ USD.
Năm 2021, tổng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực tài chính và TMĐT của Việt Nam đã vượt 650 triệu USD. MoMo, một công ty thanh toán điện tử của Việt Nam với mức định giá hơn 2 tỷ USD, đã hoàn thành gọi vốn điện tử với hơn 200 triệu USD. Aemi Beauty, tập trung vào chuỗi cung ứng các sản phẩm làm đẹp, đã huy động vốn được 2 triệu USD từ Alpha JWC Ventures và 3 nhà đầu tư khác.
Giới chuyên gia cho rằng, logistics, giá cả và nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm là những vấn đề mà người bán cần cân nhắc khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một vấn đề cơ bản đang tồn tại ở thị trường Việt Nam là thời gian giao hàng quá lâu.
Theo một khảo sát liên quan, thời gian giao hàng trung bình của TMĐT ở Việt Nam là 5-6 ngày. Xét thấy tốc độ chuyển phát nhanh là điểm người tiêu dùng rất quan tâm khi mua sắm trực tuyến mà người bán và các nền tảng cần phải cải thiện.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà người bán phải đối mặt là bán nhầm hàng giả, vô tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bán hàng cấm, từ đó sẽ gây ra thiệt hại nặng nề. Theo kết quả điều tra, những lý do chính khiến người tiêu dùng Việt Nam không mua sắm trực tuyến là hình ảnh sản phẩm không giống với sản phẩm thực tế, sợ lộ thông tin cá nhân và chi phí vận chuyển cao...