Luật nhà ở
Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở
Dự thảo Nghị định gồm 13 chương, 95 điều, quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến nhà ở.
Công điện về tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật
Công điện đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở có nhiều điểm mới
Việc xây dựng dự thảo Nghị định đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các văn các quy định pháp luật liên quan (như pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về xây dựng...); phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của các cấp, chính quyền địa phương trong lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở.
Lý do Bộ Tư pháp đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ ngày 1/7
Lý do là Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản đều có nội dung mới mang tính đột phá như quy định chế độ thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng...; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, thiết lập công cụ kiểm soát quản lý thị trường bất động sản.
“Giải cứu” nhà ở xã hội
Theo Ths Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến thông qua vào cuối năm 2023 và phải đến tháng 7/2024 mới có hiệu lực. Bởi vậy, Chính phủ cần áp dụng giải pháp trung hạn và ngắn hạn nhằm “giải cứu” nhà ở xã hội trước khi luật này được thông qua.
Người dân đi đâu khi hết thời hạn sở hữu chung cư?
Bộ Xây dựng đã tiếp tục giữ quy định áp dụng thời hạn sở hữu nhà chung cư tại dự thảo lần 2 Luật Nhà ở (sửa đổi).
Siết huy động vốn mua nhà trái phép nhưng sao ‘con voi vẫn chui lọt lỗ kim’?
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP phản ánh việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn bằng các hình thức đặt cọc, giữ chỗ, các đơn vị môi giới, phát triển dự án thông tin không trung thực để bẫy khách hàng, chưa tuân thủ các quy định về huy động vốn theo quy định của pháp luật nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Nghị định số 30 hướng dẫn Luật Nhà ở có gây khó khăn cho doanh nghiệp?
Trao đổi với báo chí chiều 28/4, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, một số nội dung liên quan đến quy định của Nghị định số 30 ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99 ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở hoàn toàn không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp.