ĐỜI SỐNG CÔNG NGHỆ

Những cỗ xe tăng kỳ lạ nhất trong lịch sử quân sự

Kỳ Văn

Trong lịch sử quân sự, có rất nhiều chiếc xe tăng có cấu hình đặc biệt với những thiết kế phi truyền thống. Dưới đây là những mẫu xe tăng kỳ lạ nhất từ trước đến nay.

Xe tăng Bob Semple của New Zealand được ra đời trong Thế chiến II, trông giống như một máy kéo bọc thép. Sử dụng lớp thép tương đối mỏng và những khẩu súng không có tác dụng nhiều trên chiến trường, chiếc xe tăng này đã nhanh chóng trở thành xe tăng kỳ lạ và tồi tệ nhất trong lịch sử quân sự.

Được phát triển vào cuối Thế chiến II, xe tăng T28 của Lục quân Mỹ giống như một boongke lăn với một khẩu pháo lớn. Chiếc xe tăng này được bọc lớp thép rất dày, nặng 95 tấn, hoạt động như một mũi nhọn nhằm xuyên thủng hàng phòng ngự của quân Đức.

Xe tăng M3 Lee của Mỹ được ví như “quái vật” trong Thế chiến 2. Nó có một khẩu pháo 37 mm được gắn trên tháp pháo chính và một khẩu pháo 75 mm ở bên hông. Dù được trang bị vũ khí hạng nặng nhưng thiết kế của nó lại vô cùng kỳ quặc.

Xe tăng hạng nhẹ HSTV-Lđược chế tạo lần đầu tiên vào năm 1980, có tốc độ tối đa khoảng 60 dặm/giờ. Nó có lớp giáp nhẹ và rất phù hợp với việc vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130. Mặc dù chưa từng được đưa vào sản xuất hàng loạt nhưng đây vẫn là một phiên bản độc đáo với một khẩu pháo trông giống như một cần cẩu thủy lực và thân xe có những góc cạnh kỳ lạ.

Xe tăng M-50 Ontos do Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ phát triển. Nhưng phiên bản thử nghiệm của mẫu xe tăng này đã bị Lục quân từ chối vào năm 1953. Đây là xe tăng bọc thép hạng nhẹ, có 6 khẩu súng trường không giật gắn trên đỉnh tháp pháo. M-50 Ontos có tính sát thương cao, di chuyển nhanh và cơ động. Nhưng nó là mẫu xe tăng phi truyền thống không phù hợp với các học thuyết đã được thiết lập về phương tiện chiến đấu bọc thép. Do vậy nó không được sử dụng nhiều và vai trò hầu như bị lu mờ.

Xe tăng VT1-1 là mẫu xe tăng thử nghiệm do Công ty Maschinenbau Kiel của Đức chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. VT1-1 sử dụng khung gần của xe tăng thử nghiệm MBT-70, không có tháp pháo và có hai khẩu pháo 105mm gắn trên thân xe. Cả hai khẩu pháo chỉ có khả năng nâng hạ lên xuống theo chiều dọc. Dù được thiết kế để trở thành mẫu xe tăng mạnh nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng dự án phát triển dòng xe tăng này đã sớm phải dừng lại do thiếu tính linh hoạt, cũng như vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Leopard 2.

Xe tăng STRV-74 được sử dụng trong Lục quân Thụy Điển từ năm 1958-1984. Nhìn tổng thể, nó giống như nhiều loại xe tăng khác cùng thời. Nhưng khi nhìn từ phía trước, nó có thiết kế cao và hẹp một cách kỳ lạ. Dù được phân loại xe tăng hạng trung, thế nhưng STRV-74 có trọng lượng kém hơn hẳn so với những xe tăng cùng loại, giáp bảo vệ và vũ khí cũng thua xa. Có lẽ chính vì những nhược điểm này đã khiến xe tăng STRV-74 chỉ hoạt động được ở Thụy Điển mà không thể bán ra bên ngoài.

STRV-103 của Thụy Điển được thiết kế để tồn tại trước sóng xung kích của bom hạt nhân. Để giảm chiều cao xe tăng, hạn chế việc biến thành mục tiêu trên chiến trường, các nhà thiết kế xe tăng Stridsvagn 103 đã loại bỏ tháp pháo; kết quả là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, có cấu hình thấp nhất từng được chế tạo.

Đây là chiếc xe tăng kỳ lạ nhất từng được Liên Xô chế tạo, cả về mục đích lẫn thiết kế bên ngoài. Xe tăng này được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1957 và chỉ có một nguyên mẫu duy nhất của xe tăng này. Thân xe trông giống như đĩa bay, được bọc lớp thép dày hơn 30cm. tuy nhiên, dự án sản xuất xe tăng này đã bị hủy bỏ, một phần do quân đội Liên Xô đã ngừng vận hành các loại xe tăng hạng nặng như vậy vào năm 1960.