Ôtô leo lên vỉa hè dù bê tông lát đá chưa khô
Nhiều đoạn vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) mới được lát đá nhưng người đi bộ không thể sử dụng do các bãi trông giữ xe chiếm dụng.
|
Việc lát đá vỉa hè được thực hiện gấp rút trong tháng cuối năm, phục vụ chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cho năm mới. Tuy nhiên, việc thi công bộc lộ nhiều bất cập. Trong ảnh, đoạn đầu đường Huỳnh Thúc Kháng vừa được lát lại đá, dù có biển cấm, ôtô vẫn đỗ trên vỉa hè.
|
|
Đơn vị thi công buộc phải dùng nhiều loại vật liệu để cảnh báo, ngăn xe cộ không leo lên vỉa hè, ảnh hưởng đến khu vực thi công. |
|
Trước một quán cà phê, hai ôtô đỗ chiếm gần như toàn bộ diện tích vỉa hè. Người dân phải xuống lòng đường để đi.
|
|
Ôtô leo lên vỉa hè, đỗ chiếm cả lề đường đang được thi công.
|
|
Đại diện Sở Xây dựng cho rằng việc đá lát vỉa hè ở Hà Nội không bền 50-70 năm như cam kết do vỉa hè bị sử dụng sai công năng. Vỉa hè thường xuyên dùng để đỗ xe, bị phương tiện đi lên.
|
|
Tại quận Cầu Giấy, vỉa hè đường Nguyễn Khánh Toàn cũng đang được lát lại đá. Chị Dung, nhân viên lát đá, cho biết kíp làm việc buổi sáng chỉ khoảng 2 người do vật liệu cung cấp nhỏ giọt.
|
|
Vỉa hè khu vực cổng trường THPT Chu Văn An trên đường Thụy Khuê ngổn ngang các loại vật liệu và xe. Một số phụ huynh đến đón con nói việc lát đá vỉa hè gây nhiều khó khăn khi họ phải đỗ xe dưới lòng đường.
|
|
Tại nhiều tuyến phố, người dân cũng phản ánh việc đơn vị thi công dàn trải, vừa thi công vừa chờ bàn giao mặt bằng khiến thời gian thực hiện dự án kéo dài, gây mất mỹ quan, vệ sinh môi trường. |
|
Bên cạnh đó, chất lượng đá cũng như kỹ thuật thi công được dư luận rất quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng đá lát vỉa hè những năm trước nhanh vỡ, hỏng do chất lượng không đồng đều.
|
|
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết TP đã ra quy định về mẫu đá lát chung, kỹ thuật thi công và yêu cầu quận, huyện nghiêm túc thực hiện. Sở cũng cho biết nếu các đơn vị làm không đúng sẽ phải chịu trách nhiệm khi công trình hư hỏng.
|