Việc được PayPal và các tổ chức thương mại khác chấp nhận đã mang lại cho bitcoin tính hợp pháp
Phải mất gần 11 năm để bitcoin đạt 20.000 USD/bitcoin lần đầu tiên vào năm 2017. Chỉ 22 ngày sau, đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới này đã tăng giá thêm 20.000 USD nữa và động lực của nó đến nay vẫn đang được giữ vững, theo Business Insider.
Sự leo thang nhanh chóng của bitcoin vào năm 2017 nhanh chóng dẫn đến các đợt bán tháo xóa bỏ phần lớn giá trị tăng thêm của nó. Nhưng không có xu hướng nào như vậy xuất hiện trong khoảng thời gian này và các chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các yếu tố đã thúc đẩy sự gia tăng của đồng tiền ảo này trong năm 2020 và sẽ tiếp tục thúc đẩy bitcoin trong năm mới.
Có ba lý do đằng sau sự tăng giá đột biến của bitcoin và lý do tại sao nó khó có khả năng gặp phải sự cố sụt giá mạnh như đã thấy hai năm trước.
Trong khi các nhà đầu tư bán lẻ đứng đằng sau sự nhảy vọt năm 2017 của bitcoin, các công ty đại chúng đã kích động đợt tăng giá mới nhất của đồng tiền ảo này. Jimmy Nguyen, chủ tịch Hiệp hội Bitcoin, nói với Business Insider rằng Công ty đa ngành MicroStrategy, Mỹ mua số bitcoin trị giá 425 triệu USD vào tháng 8 và tháng 9/2020. Động thái này đã mở ra cánh cửa cho các công ty đại chúng khác xem bitcoin như một tài sản dự trữ khả thi.
Công ty dịch vụ tài chính Square có trụ sở tại San Francisco, California tiếp bước vào tháng 10/2020 với đơn mua 50 triệu USD. Tuy nhiên, phải đến khi công ty thanh toán online PayPal áp dụng bitcoin, giá mới bắt đầu tăng cao hơn. Công ty đã thông báo vào ngày 21/10 rằng họ sẽ cho phép hàng trăm triệu người dùng mua, bán và nắm giữ bitcoin. Giá trị đồng tiền ảo này đã nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2019 khi các nhà đầu tư coi việc chấp nhận nó là một bước tiến quan trọng cho việc sử dụng rộng rãi bitcoin.
“Mọi người đang coi nó như một tài sản dự trữ, biết rằng nguồn cung bitcoin có hạn và nói rằng, ‘được rồi, tôi muốn phần của mình trước khi nó tăng giá quá cao’”, Nguyen nói.
Đầu tiên, bitcoin có vẻ như bị ngắt kết nối hoàn toàn khỏi đại dịch coronavirus, nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giá bitcoin. Các chính phủ trên khắp thế giới đã thông qua biện pháp kích thích tài chính trị giá hàng nghìn tỷ USD để chống lại thiệt hại kinh tế do đại dịch.
Vào tháng 11/2020, nhà phân tích Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan nói dòng tiền mới và các điều kiện tiền tệ dễ dàng đã thúc đẩy bitcoin như một hàng rào chống lạm phát. Nguồn cung cấp hạn chế với 21 triệu đơn vị và sự “miễn nhiễm” trước các quyết sách đã khiến bitcoin đóng vai trò thay thế cho vàng và các tài sản phòng hộ khác.
Một số chuyên gia nói rằng việc được PayPal và các tổ chức thương mại khác chấp nhận đã mang lại cho bitcoin tính hợp pháp và mối quan tâm mới giữa các nhà đầu tư bán lẻ.