ĐỜI SỐNG CÔNG NGHỆ

Xu thế công nghệ phát triển mạnh năm 2021

Kỳ Văn

Năm 2021 có thể sẽ là sự bùng nổ của những xu thế công nghệ hiện đại.

Nhiều doanh nghiệp trong năm 2020, đầu năm 2021 đã phải cắt giảm nhân lực cho Covid-19, một số giải pháp công nghệ đã được hình thành và phát triển nhằm tối ưu cũng như hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp.

Giáo dục trong năm vừa qua đã phải trải qua nhiều đợt nghỉ dài do dịch bệnh, tuy nhiên giải pháp học trực tuyến từ đây mà xuất hiện, thậm chí các công ty giờ đây cũng có thể họp Online lên đến 1000 người với phần mềm Zoom.

Nhờ cung cấp dịch vụ mà hàng trăm triệu người trên thế giới cần dùng đến trong bối cảnh đại dịch, Zoom đã có một năm phát triển tuyệt vời khi chứng kiến doanh thu tăng gấp 4 lần và lợi nhuận tăng tới 90 lần. Cổ phiếu công ty cũng tăng chóng mặt tới 450% trong năm 2020. Chính vì thế ông chủ của Zoom là Eric, Yuan cũng lọt top giàu nhất thế giới trong năm 2020.

Zoom là phần mềm có nhiều lượt tải nhất năm 2020.

Công nghệ đang ngày càng phát triển đến mức hiện đại đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều lỗ hổng Internet, những lỗ hổng bảo mật.

Thực tế đơn thuần chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều các hacker, hỗ trợ dịch vụ các mạng xã hội,... Giới chuyên gia cho rằng mối đe dọa an ninh mạng gia tăng cùng với nhận thức ngày càng cao của người dùng về vấn đề bảo mật sẽ làm tăng sự tập trung vào vấn đề bảo mật trên môi trường trực tuyến.

Ngoài ra, với khả năng kết nối Internet trở nên phổ biến và rộng rãi hơn, nhu cầu về an ninh mạng sẽ mở rộng từ doanh nghiệp sang cả các cá nhân. Chính vì thế vấn đề an ninh mạng sẽ là vấn đề đáng lưu ý trong những năm 2021.

Mới đây Hiếu pc, hacker nổi tiếng thế giới từng ngồi tù 7 năm tại Mỹ, nộp đơn xin làm việc tại trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia nhằm nghiên cứu kỹ thuật, giải pháp giúp đảm bảo an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng.

An ninh mạng chắc chắn là xu thế công nghệ không thể thiếu trong những năm tới.

Trong năm 2020, Việt Nam chúng ta trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G. Mặc dù có xuất phát thấp, từng có rất nhiều người trong nước và ngoài nước không tin Việt Nam chúng ta có thể làm được.

Hiện tại, 2 doanh nghiệp lớn trong nước là Viettel và Vingroup dưới dự chỉ đạo của bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển 5G theo chuẩn mở Open RAN. Vingroup tập trung làm phần vô tuyến - phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu - phần mềm và tích hợp thành sản phẩm thương mại.

Mạng 5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn mạng 5G.

Do đó, vấn đề giải quyết tình trạng này cho mạng 5G có thể là sự xuất hiện độ phủ của những ăng-ten thu sóng. Theo lý thuyết, tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s. Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa đến 10 giây.

Việt Nam hiện tại có 3 nhà mạng lớn gồm có Viettel, MobiFone và VNPT cũng đã thử nghiệm thành công 5G tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, ghi nhận tốc độ đạt mốc từ 600 Mbps đến 1.5 Gbps, tương đương với những gói Internet cáp quang cao cấp hiện nay.

Mạng 5G chắc chắn sẽ là xu thế công nghệ đáng chú ý trong năm 2021.