Cách để tránh cảm lạnh trong mùa đông

Admin
Rửa tay thường xuyên, giữ đủ nước cho cơ thể... là cách giúp bạn tránh cảm lạnh trong mùa đông.

Rửa tay thường xuyên

Cách để tránh cảm lạnh trong mùa đông

Cảm lạnh gây ra nhiều mệt mỏi. Nguồn ảnh: Internet

Trong đại dịch, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc chạm vào mặt được khuyến nghị để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Thói quen này cần tiếp tục được thực hiện trong phòng ngừa bệnh cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh lây lan từ ho và hắt hơi của người bị bệnh, có thể tồn tại trên tay và các bề mặt trong 24 giờ. Vì vậy, hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi ăn hoặc sờ tay lên mặt để tránh bị ốm.

Giữ đủ nước

Nhìn chung, vào mùa đông, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của bạn giảm xuống. Nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp chúng ta không bị ốm. Vì vậy, nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn xúp và nước hầm xương để tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể.

Giữ căn nhà của bạn không có mầm bệnh

Bằng cách thường xuyên lau chùi đồ vật, các bề mặt, thiết bị bạn và gia đình hay sử dụng như tay nắm cửa, điện thoại, điều khiển từ xa và bàn phím máy tính. Hoặc bạn sử dụng thuốc xịt, dung dịch vệ sinh, khăn lau khử trùng, để loại bỏ vi trùng bao gồm cả virus cảm cúm và cảm lạnh.

Thực phẩm chống cảm lạnh

Tỏi: Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Tuy có chút mùi hương khó chịu sau khi ăn nhưng tỏi được mệnh danh loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với con người.

Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tỏi có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư.Sau khi đi ra ngoài về, ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Trong ngày nên ăn thêm 3-4 tép tỏi nữa để cơ thể không bị cóng.

Gừng: Đây là lựa chọn hàng đầu cho bạn có được cơ thể ấm áp trong những ngày giá lạnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, dùng để chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn trớ, giúp tiêu hoá. Gừng được cho vào thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ cho hệ tiêu hóa.

Trong những ngày lạnh giá, ăn một bát canh gừng nóng sẽ có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm. Canh gừng vốn là món ăn thuốc trong điều trị cảm cúm của người Ấn Độ và Trung Quốc. Lấy 10-20g gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều, ăn nóng.

Ngoài việc cho gừng vào đồ ăn thì trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, có thể uống nước cam hoặc quýt nóng cho thêm lát gừng tươi giã nhuyễn.

Thực phẩm có màu đỏ: Những thực phẩm có màu đỏ rất giàu năng lượng, giúp bạn sưởi ấm trong mùa đông. Những loại rau củ hoặc thịt có màu đỏ giúp bạn tăng cường năng lượng để cơ thể cảm thấy ấm hơn vì chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein hữu ích cho hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu lạnh cho bạn.

Rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ... chứa vitamin A, nhóm B, lycopen, axit amin... có tác dụng trong việc làm ấm cơ thể.

Đặc biệt những thực phẩm màu đỏ còn có đặc điểm là chứa nhiều chất sắt giúp kháng khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn để cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.

Quế và tiêu: Với đặc tính ấm nóng, quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng để giữ ấm cơ thể. Tiêu có vị cay nồng, hơi hăng được cho vào các món ăn, đặc biệt là món cháo hoặc các món có mùi tanh. Tuy nhiên, tiêu có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên chỉ dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt, tiêu hữu ích với người bị bệnh hen khi trở trời. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn đã đủ để bảo vệ sức khỏe.

Quế có vị ngọt, để cho vào các loại nước dùng, nước lẩu để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, trà thêm vài cây quế sẽ đượm mùi ấm ấp và nồng nàn, cho cơ thể bớt lạnh ngày trở rét.