Giá cà phê hôm nay 14/12: Thị trường nội địa bật tăng trở lại, cao nhất 124,200 đồng/kg

Giá cà phê nội địa tăng trở lại từ 700 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua, thị trường cà phê nội địa giao dịch trung bình ở mức 122,700 - 124,200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông vẫn ở mức giá cao nhất khi tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua, đạt 124,200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua, đạt 124,000 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Gia Lai tăng 1,000 đồng/kg so với hôm qua, đạt 124,000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng tăng 700 đồng/kg so với hôm qua, đạt 122,700 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2024 giảm 56 USD/tấn so với hôm qua, ở mức 5,138 USD/tấn, giao tháng 1/2025 giảm 32 USD/tấn so với hôm qua, ở mức 5,120 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 3,90 cent/lb so với hôm qua, ở mức 317,35 cent/lb, giao tháng 3/2025 giảm 4,05 cent/lb so với hôm qua, ở mức 314,95 cent/lb.

Xuất khẩu cà phê từ khu vực Nam Mỹ trong tháng 10 tăng 12,4%, đạt 6,7 triệu bao, phá vỡ kỷ lục trước đó là 6,6 triệu bao vào tháng 11/2020. Brazil dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng xuất khẩu 13,2%, đạt con số kỷ lục hơn 4,9 triệu bao.

Colombia cũng đóng góp lớn với mức tăng trưởng xuất khẩu 15%, đạt hơn 1 triệu bao. Điều này chủ yếu nhờ sản lượng cà phê của Colombia trong tháng 10 tăng 15,7%, đạt hơn 1,3 triệu bao.

Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 tăng 8,8%, đạt 0,5 triệu bao. Riêng Mexico ghi nhận mức tăng mạnh 27,2%, đạt 0,24 triệu bao. Tuy nhiên, Guatemala lại có sự sụt giảm đáng kể, với xuất khẩu giảm 27,8%, chỉ đạt 87.100 bao.

Trong tháng 10, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Phi tăng ấn tượng, đạt mức tăng trưởng 31,9%, tương ứng hơn 1,4 triệu bao. Ethiopia là nhân tố chính góp phần vào sự tăng trưởng này với mức tăng 62,4%, đạt 0,6 triệu bao. Đặc biệt, đây là tháng thứ 11 liên tiếp Ethiopia ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu, đánh dấu một cột mốc quan trọng.

Tại Việt Nam - nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, mưa trái mùa đã quay trở lại, làm gián đoạn vụ thu hoạch. Tình hình này đang làm dấy lên những lo ngại mới về chất lượng hạt cà phê, gây áp lực lên thị trường cung ứng.

Do robusta và arabica có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nhất định, sự thiếu hụt nguồn cung của một loại có thể làm gia tăng nhu cầu đối với loại còn lại. Điều này khiến thị trường cà phê toàn cầu càng thêm biến động.

Phương Thảo (t/h)