Kinh doanh lãi đậm, vì sao Gemadept lại bị truy thu và xử phạt 3,5 tỷ tiền thuế?

Admin
Tổng số tiền Công ty cổ phần Gemadept bị phạt và truy thu phải nộp cho Cục thuế TP. HCM là hơn 3,5 tỷ đồng.
kinh-doanh-lai-dam-vi-sao-gemadept-lai-bi-truy-thu-va-xu-phat-35-ty-tien-thue-1695170209.jpg

Công ty cổ phần Gemadept (gọi tắt Gemadept) vừa nhận được Quyết định của Cục thuế TP. HCM về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Theo đó, Cục thuế TP. HCM, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 1,5 tỷ đồng, tiền chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp 674,4 tỷ đồng và phạt vi phạm hành chính hơn 1,3 tỷ đồng đối với Gemadept. Như vậy, tổng số tiền mà Gemadept phải nộp cho Cục thuế TP. HCM là hơn 3,5 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Gemadept có ngành nghề kinh doanh cốt lõi là khai thác và logistics. Cụ thể, khai thác hệ thống cảng trải dọc từ Bắc vào Nam, tại các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm như: cảng Nam Hải, cảng Dung Quất, cảng Nam Đình Vũ, cảng Bình Dương,…

Ngoài ra, công ty còn đầu tư một số dự án có chọn lọc trong lĩnh vực trồng rừng và bất động sản. Cụ thể, trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cây cao su và công nghiệp tại Campuchia. Trong khi đó, ở lĩnh vực bất động sản như: xây dựng và khai thác trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn phòng ở các thành phố lớn tại Việt Nam và khu vực Đông Dương gồm: dự án Khu phức hợp Saigon Gem và dự án Khu phức hợp tại Viêng Chăn – Lào.

Quyết định của Cục thuế TP. HCM đối với Công ty Cổ phần Gemadept

Theo báo hợp tài chính hợp nhất giữa niên độ, trong 6 tháng đầu năm 2023, Công ty cổ phần Gemadept ghi nhận doanh thu thuần 1.814 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 1.857 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của công ty tăng 12% lên mức 885,9 tỷ đồng.

Kỳ này, chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp của tăng 35% lên 210,5 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí bán hàng giảm nhẹ và đi ngang quanh mức 72,1 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh lên 1.883,9 tỷ đồng, gấp 222 lần so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả ấn tượng này giúp Công ty Cổ phần Gemadept ghi nhận khoản lãi khủng lên tới 1.972 tỷ đồng, tăng 201% so với con số 653,9 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.

Công ty Cổ phần Gemadept có ngành nghề kinh doanh cốt lõi là khai thác và logistics.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Công ty cổ phần Gemadept là 14.011,4 tỷ đồng, tăng 980,8 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Chiếm chủ yếu là tài sản dài hạn với hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó là khoản phải thu dài hạn từ Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng Mặt trời Phương Đông – góp vốn hợp tác thực hiện dự án Khu du lịch hậu cần logistics 18 tỷ đồng và gần 18,5 tỷ đồng các khoản ký quỹ, đặt cọc dài hạn.

Công ty còn có hơn 2.000 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn; hơn 2.965 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết gồm: Công ty Cổ phần cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link (hơn 1.477 tỷ đồng); Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hoá Sài Gòn (405,4 tỷ đồng); Công ty TNHH CJ Gemadept Logistics Holdings (131,6 tỷ đồng) và Công ty TNHH tiếp vận K Line Gemadept (hơn 108 tỷ đồng); hơn 746 tỷ đồng chi phí trả trước dài hạn,…

Tính đến ngày 30/6/2023, nợ phải trả của Công ty Cổ phần Gemadept là 4.234 tỷ đồng, giảm 17% so với hồi đầu năm. Chiếm chủ yếu là các khoản vay tại các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh 1 TP. HCM hơn 996,2 tỷ đồng (khoản vay đầu từ vào dự án nâng cấp và mở rộng Cảng Bình Dương với thời hạn vay 84 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên; Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam – TTHD KHDN Lớn Hội sở gần 366 tỷ đồng (khoản vay để đầu tư dự án Cảng Nam Đình Vũ, thời hạn 120 tháng, thời gian ân hạn 24 tháng); Ngân hàng Shihan Việt Nam hơn 160,8 tỷ đồng (khoản vay để tái tài trợ khoản vay đầu tư mua tàu Green Pacific và Pride Pacific với thời hạn 48 tháng kể từ ngày tái tài trợ),…

Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 30/6/2023 là 9.777,3 tỷ đồng, tăng 23% so với con số 7.947,7 tỷ đồng hồi đầu năm.