Theo UBND tỉnh Ninh Thuận: Ngay từ đầu năm, quán triệt phương châm hành động của Chính phủ, Tỉnh đã đề ra phương châm hành động năm 2024 “Đoàn kết kỷ cương, linhhoạt sáng tạo, tăng tốc hiệu quả”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời kế hoạch triển khai, tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 theo Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.
Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt:
03 khâu đột phá: (1) đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, liên vùng, nhất là các dự án kết cấuhạ tầng; (2) hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các trọng điểm phát triển; (3) khơi thông nguồn lực đất đai ;
06 ngành, lĩnh vực trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng: (1) thúc đẩy đầu tư, nhất là đầu tư công; (2) năng lượng; (3) du lịch; (4) công nghiệp chế biến, chế tạo; (5) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (6) kinh tế đô thị.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024 : Trong tổng số 18 chỉ tiêu KH, dự kiến có 12/18 chỉ tiêu hoàn thành; 06 chỉ tiêu còn khó khăn,
Về kinh tế: Dự kiến 04/09 chỉ tiêu đạt kế hoạch: (1) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.248 tỷ đồng tăng 7,1% so cùng kỳ, vượt 6,2% KH (KH 4.000 tỷ đồng)2; (2) Tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP ước đạt
42,22% (KH 42%); (3) Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP ước đạt 42,86% (KH 39-40%); (5) Năng suất lao động ước tăng 8,1% (KH 8-9%). Dự kiến có 05/09 chỉ tiêu còn khó khăn, không đạt kế hoạch: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,74% (KH tăng 11-12%); (2) Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 26,8% (KH 25-26%), công nghiệp-xây dựng 41,7% (KH 41-42%), dịch vụ 31,5% (KH 32-33%); (3) Tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GRDP khoảng 10,16% (KH 11-12%); (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 21.080 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ, đạt 92,05% KH (KH 22.900 tỷ đồng); (5) GRDP bình quân đầu người ước đạt 98,2 triệu đồng (KH 101-102 triệu đồng).
Về xã hội: Dự kiến có 05/06 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: (1) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,61% (KH giảm 1,5-2%); (2) Tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia 65,2% (KH 64-65%); (3) Số lao động được đào tạo
nghề 11.501 người, vượt 21,06% KH (KH 9.500 người); (4) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,4% (KH đạt 67-68%), trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 31,8% (KH là 31%); (5) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế
đạt 98,5% (KH 98,5%). 01 chỉ tiêu khó khăn: Có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (KH 2-3 xã), có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (KH là 3-4 xã).
Về môi trường: Dự kiến có 03/03 chỉ tiêu đạt kế hoạch: (1) Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn đạt 100% (KH 100%); (2) Tỷ lệ che phủ rừng 48,15% (KH 48,14%); (3) Tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,75% (KH 99,7%).
Theo đáng giá của UBND tỉnh: Ninh Thuận thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024 trong bối cảnh có
thuận lợi, cơ hội mới, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; với quyết tâm chính trị cao, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm, triển khai hiệu quả 03 khâu đột phá và 06 nhóm ngành, lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng; tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục phục hồi ổn định và tăng trưởng khá, tăng trưởng đạt 8,74%, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực và 16/63 tỉnh, thành. Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực; các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra. Thu ngân sách đạt khá, vượt kế hoạch đề ra.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công cơ bản đạt mục tiêu; hoạt động doanh nghiệp có tín hiệu phục hồi. Tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư đã tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư; công tác xúc tiến đầu tư có nhiều đổi mới; quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường được tăng cường; các điểm nghẽn về đất đai dần được tháo gỡ.
Các dự án trọng điểm, động lực được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời; công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo được thực hiện tốt hơn; giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt mục tiêu đề ra. Công tác quân sự, quốc phòng được bảo đảm. Chỉ đạo kịp thời công tác kiểm điểm, ban hành kế hoạch và chỉ đạo khắc phục một số tồn tại, hạn chế sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhất là kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Có thể thấy: Năm 2024, Ninh Thuận hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Địa phương đang có sự chuyển biến toàn diện; tốc độ phát triển khá nhanh, mạnh; nhiều lĩnh vực có bước đột phá, tạo nền và đà cho sự phát triển toàn diện, bền vững trong thời gian tới.
Trần Minh Ngọc (t/h)