1 loại quả từ ngàn đời ở Việt Nam: Trung Quốc coi là thuốc quý, người Việt mang đi xuất khẩu giá cao

Admin
Giống như người Việt Nam, người Trung Quốc - đặc biệt sống ở những khu vực phía Nam như tỉnh Hải Nam, ai ai cũng quen thuộc với cây cau, quả cau hay hoa cau.

Người Trung Quốc chế biến thành món ăn

Theo Sohu (Trung Quốc), do coi cau là một vị thuốc quý nên người Trung Quốc đã chế biến loại quả này thành nhiều loại thực phẩm như kẹo cau, trà cau, canh cau.

Ngoài thích nhai trầu cau, người dân ở tỉnh Hải Nam còn dùng hoa cau để hầm canh, chẳng hạn như gà hầm hoa cau. Đây là một món ăn rất đặc sắc ở địa phương.

Điểm độc đáo của món ăn này là nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà: Gà là gà bản địa thả nuôi dưới gốc cây cau, hoa cau được hái từ trên cây cau. Người ta sẽ hầm hoa cau trước, sau đó cho gà vào hầm thêm một tiếng rưỡi, khi mở nắp ra sẽ ngửi thấy mùi hương thơm nồng.

Món canh hoa cau không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, ăn thường xuyên có thể chữa cảm ho, tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, nụ hoa đực cũng là một loại dược liệu quý, tính mát, vị nhạt, có tác dụng giảm ho tốt, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc uống.

Nhiều nơi khác ở Trung Quốc thì có thói quen cho quả cau non vào các món ăn.

cau - Ảnh 2.

Món gà hầm hoa cau nổi tiếng ở Trung Quốc. Ảnh: Sina

Ví dụ, ở Tương Đàm, Hồ Nam, có một món ăn gọi là vịt hầm cau nổi tiếng. Đầu bếp sẽ chặt thịt vịt thành từng miếng, thêm ớt, gừng, cau, rượu nấu ăn, xì dầu và muối vào chảo xào, sau đó hầm trên lửa vừa cho đến khi chín.

Tại Nam Xương, Giang Tây phổ biến món chim cút kho cau. Món ăn này được chế biến bằng cách cho chim cút, cau, đường và một số nguyên liệu khác kho nhừ trong thời gian một giờ đồng hồ. Món chim cút kho cau thành phẩm có màu đỏ cánh gián, vị thanh mát sảng khoái.

Người Việt Nam mang đi xuất khẩu

Còn tại Việt Nam, quả cau từ xa xưa là nguyên liệu dùng để têm trầu hay là vật phẩm dùng trong các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, lễ hội.

Đa phần người Việt Nam không biết nhiều đến tác dụng của quả cau hay hoa cau.

Hiện nay, tại nhiều vùng phía Bắc, miền Trung và cả Tây Nguyên nước ta, người dân trầu cau chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ví dụ, tại xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, cây cau đã giúp người dân thoát nghèo.

Theo Tạp chí điện tử Người đưa tin,thống kê của UBND xã Cao Nhân cho thấy, sản lượng cau năm 2021 ước đạt 15.120 tấn, giá trị ước đạt trên 60.000 tỷ đồng cho thu nhập bình quân đầu người ước hơn 59 triệu đồng/người/năm.

Trong khi đó, thời gian gần đây, nhu cầu làm kẹo cau ở Trung Quốc gia tăng nênthương lái Trung Quốc cũng tăng cường thu mua cau tươi Việt Nam.

Báo Công thương cho hay, nhu cầu từ phía Trung Quốc tăng cao khiến cau lên giá, có khi lên đến 26.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn nếu khan hiếm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cảnh báo, hiện tượng thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng mua cau non rất có thể chỉ mang tính đột biến và nhất thời nên người dân tránh trồng cau một cách ồ ạt, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa.