Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh

Kỳ Văn
Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, hàng tấn cá chép đỏ của người dân làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) đứng trước nguy cơ không bán được.
Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh

Cá chép đỏ làng Thủy Trầm từ lâu đã thu hút đông đảo giới thương buôn mỗi độ ông Công, ông Táo. Mọi năm, từ ngày 18 tháng chạp, làng Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ), thủ phủ cung cấp cá chép đỏ, lại nhộn nhịp thu hoạch cá. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên việc bán cá của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 2).

Người dân địa phương cho biết, cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá...

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 3).

Trước khi đánh bắt cá từ ao lên, các chủ cá đã chuẩn bị sẵn những túi lưới cho vào “ép”. Kể cả cá giống và cá cúng nếu như không có công đoạn “ép” này thì sẽ bị “bạch vĩ”, đứt ruột chết ngay trên đường vận chuyển. “Ép” làm cho cá thải ra ngoài hết lượng phân và thức ăn còn trong cơ thể, đồng thời làm cho cá quen với môi trường chật trội, ôxy thấp khi vận chuyển.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 4).

Nhanh tay thu hoạch cá cùng gia đình, ông Nguyễn Huy Luận, đã làm nghề được hơn 20 năm cho biết: "Cá chép đỏ này muốn được vừa ý, lúc xuất phải đạt tiêu chuẩn khoảng 30-40 con/kg. Muốn có cá tốt, khâu đầu tiên là phải chọn được cá bố mẹ. Cá mẹ đầu phải mình thon, cân đối, vây đuôi vàng, không rách, vẩy phải đều, đặc biệt khi lộ dưới ánh nắng phải óng ánh. Khi lật ngửa cá lên phía dưới bụng phải hơi có rãnh lõm ở giữa, hai bên hơi lồi, khi lấy tay vuốn nhẹ xuống dưới thì trứng cá phải phòi ra. Còn cá bố thì phải khỏe, chắc...".

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 5).

Thu hoạch không được nhiều cá như mọi năm do thời tiết, nhưng năm nay giá tăng lên so với năm trước (2020) với giá khoảng 130.000 đồng/kg.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 6).

Cá chép đỏ tại Thuỷ Trầm được chọn có kích thước khoảng 3 ngón tay.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 7).

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 8).

Cũng giống như gia đình ông Luận, gia đình ông Nguyễn Văn Lắm bán được cá giá cao hơn. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp trở lại khiến nhiều hộ dân Thủy Trầm lo ngại.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 9).

"Như mọi năm cứ vào khoảng 20 âm, các lái buôn đã có mặt thu gom cá đi khắp nơi nhưng năm nay ít hơn nhiều. Thị trường lớn như Hà Nội thì giảm sút; Hải Dương, Quảng Ninh không vận chuyển được cá, gia đình tôi mùa nay còn mấy tấn ca không biết có bán được hết không
", ông Lắm tâm sự.

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 10).

Tiêu dùng & Dư luận - Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo ế, người dân buồn rầu tính phóng sinh (Hình 11).

Nhìn hàng chục bể cá đã được đưa lên, anh Trần Văn Trí, thương lái tại làng nghề cho biết: “Năm nay nhà tôi chắc phải đưa hàng lên mạn ngược như Lào Cai, Yến Bái,… mới mong bán được hàng, còn không thì đành phóng sinh hết, làm lại vụ mới”.