Có mứt đác rim truyền thống, Tết thêm đậm đà

Kỳ Văn
Mứt đác rim được làm hoàn toàn thủ công với thành phần hạt đác tươi, đường phèn, màu chiết từ thiên nhiên như: hoa đậu biếc, quả thanh long,  nước củ dền, hạt cà phê… Sự đa dạng của màu sắc, cùng vị hương và đặc trưng của hạt đác, tạo nên món mứt truyền thống, đậm đà… không thể thiếu trên bàn tiếp khách ngày Tết.
2-1641609237.jpg
Ăn hạt đác còn giúp ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch

Đác là loại cây sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Yên, nơi có khí hậu khô nóng, khắc nghiệt. Cây đác phải mất 10 năm, mới bắt đầu có trái; từ khi ra hoa, kết quả đến khi thu hoạch phải mất thêm 3 năm. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch quả, cây đác sẽ không ra trái nữa cho đến khi chết đi.

Có lẽ vì sự tích tụ của khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt đã đem đến cho dãi đất này loại hạt tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn hạt đác cho nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, trị viêm khớp, ổn định huyết áp...

Ngoài ra, ăn hạt đác còn giúp ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch, có thể giúp tăng cholesterol và là một thực phẩm tự nhiên tuyệt vời để duy trì sức khỏe…

Nhận biết được điều đó, người dân đã sáng tạo ra loại mứt đác rim truyền thống góp phần làm phong phú mâm tiếp khách ngày Tết cổ truyền.

Có nhiều cách chế biến hạt đác, tuy nhiên để làm được món mứt đác rim truyền thống thì phải qua một quy trình kỳ công, tỉ mẫn và khéo léo.

+ Sơ chế: Hạt đác sau khi thu được thì mang rửa nhiều lần cho sạch bụi bẩn, muội tro trong quá trình đốt. Sau đó mang đi ngâm với muối và chanh để đác sạch bớt nhớt. Sau 30 phút ngâm, vớt đác ra đổ vào nồi nước sôi để luộc. Đợi đác sôi khoảng 4-5 phút thì đổ ra, rửa lại nhiều nước với nước lạnh.

6-1641609308.jpg

+ Ngậm đường phèn và màu tự nhiên:

Đác sau khi rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem ướp với đường phèn (không phải đường cát). Thời gian ướp chỉ vừa đủ để lớp thớ mỏng của hạt đác ngấm một lượng vừa đủ độ ngọt, thanh của đường phèn. Nếu quá thời gian, hạt đác sẽ bị ngọt đậm sẽ không ngon.

Màu tự nhiên giúp hạt đác bắt mắt, đa dạng và thích thú cho người thưởng thức. Người làm tuyệt đối không dùng phẩm màu mà dùng những màu chiết ra từ cây, quả khác như nướt quả thanh long ruột đỏ, hoa đậu biếc, màu hạt cà phê, ca cao, củ dền, thơm gừng, nghệ saffron…

Đác được ướp màu tùy chọn, cho đủ thời gian thịt đác ngậm màu hoàn toàn, đều thì vớt ra.

+ Ra sản phầm: Sau khi đường tan hoàn toàn, màu đã ngấm vào đác thì thì bắc chảo không dính lên bếp, đổ đác vào rồi bật lửa lớn. Khi chảo sôi chừng 3-4 phút thì giảm lửa quấy cho đến khi hết nước trong chảo. Thỉnh thoảng đảo đều để đác không dính vào chảo.

3-1641609343.jpg

Đổ đác ra khay sạch, để nguội hẳn rồi cho vào hũ, bảo quản trong tủ lạnh.

Mứt đác rim có đặc tính dẻo, có vị ngọt thanh, màu sắc bắt mắt và hoàn toàn tự nhiên nên nên bất cứ ai cũng yên tâm khi thưởng thức. Đác rim có thể ăn riêng hoặc ăn kèm sữa chua dẻo, chè trái cây, rất ngon và lạ miệng.

Đặc biệt, sự xuất hiện của món mứt đác rim sẽ làm cho bàn tiếp khách ngày Tết truyền thống thêm phong phú, bắt mắt.

Khách có nhu cầu liên hệ: Nhận đặt hàng, bán mứt đác rim Tết tại Tiền Giang

Địa chỉ: Đác rim Nhà Đậu số127 Tết Mậu Thân, phường 4, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang; Điện thoại: Chị Linh: 0932.670.645.

Hình ảnh chế biến và sản phẩm thực tế.

1-1641609372.jpg
5-1641609396.jpg
4-1641609428.jpg
7-1641609445.jpg

PHƯƠNG NAM (T/H)