Đầu tư trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của ngành y tế là mua sắm các trang thiết bị, mục đích cuối cùng để đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ có chất lượng và đúng với giá trị thực.
Tuy nhiên, tại nhiều đơn vị y tế công thời gian qua, hiện tượng đội giá mua sắm, những bất cập, chưa minh bạch trong công tác đấu thầu, từ những quyết định thiếu trách nhiệm của người đứng đầu, hay sự vi phạm nghiêm trọng các quy định trong luật Đấu thầu của từng ê-kíp thực hiện gói thầu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bài học của ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng bị bắt về tội tham ô tài sản, việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, chỉ định thầu rút gọn cho 1 nhà thầu không đủ tư cách hợp lệ, vi phạm Luật Đấu thầu. Việc chênh lệch hàng hóa giữa Phiếu nhập kho và Hợp đồng cung cấp hàng hóa phản ánh việc nhập kho, theo dõi, quản lý hàng hóa tại Trung tâm là không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, không theo dõi hàng hóa do Trung tâm trực tiếp mua sắm và hàng hóa nhận từ các đơn vị tài trợ theo quy định. Ngoài ra, một số Phiếu nhập kho có thời gian không phù hợp. Cùng với đó là các vụ việc như Việt Á, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, CDC các tĩnh... các bài học cảnh tỉnh vẫn còn đó.
Với số lượng 10 máy được mua sắm tại gói thầu thì số tiền chênh lệch là 3.752.950.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ, bảy trăm năm mươi hai triệu, chín trăm năm mươi nghìn đồng).
Gói thầu này được Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng Lê Đức Nhân phê duyệt theo Quyết định số 41/QĐ-BVĐN. Đơn vị trúng thầu là công ty Cổ phần Thiết bị y tế Ánh Sao với giá trúng thầu 6.850.000.000 đồng. Tỉ lệ tiết kiệm sau đấu thầu cũng khá thấp, chỉ đạt 0,72% (tức 50.000.000 đồng so với giá dự toán).
Tháng 12/2020, bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cũng mua 10 máy thở kí hiệu Carescape R860, xuất xứ ở Mỹ, đơn giá là 860.000.000 đồng/1 cái. Thiết bị được mua sắm theo Quyết định số 1746/QĐ-BVPSNĐN, Giám đốc bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng TS.BS Trần Đình Vinh ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam.
Gói thầu có giá dự toán 8.850.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám tỷ, tám trăm năm mươi triệu đồng), giá trúng thầu 8.200.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám tỷ, hai trăm triệu đồng). Nếu so với giá nhập khẩu như đã nói ở trên, số tiền chênh lệch là 550.295.000 đồng/máy, bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng có thể mua “đắt” 5.502.950.000 đồng (Hơn 5,5 tỷ đồng) khi mua với số lượng 10 máy.
Cần lưu ý rằng, giá thiết bị y tế cao hay thấp đôi khi còn phụ thuộc và ảnh hưởng bởi các yếu tố: tính năng, công suất, linh phụ kiện theo kèm, chế độ bảo hành, bảo trì, đào đạo, vận chuyển, truyền thông... Để làm rõ nguyên nhân của sự chênh lệch giá máy thở, PV đã liên hệ 2 bệnh viện này tuy nhiên không nhận được phản hồi.
Chúng tôi vẫn có niềm tin rằng, sẽ không có chuyện “thổi giá”, “đẩy giá” để trục lợi, chia chác như câu chuyện đáng buồn từng xảy ra ở một số đơn vị y tế công lập khác. Nhưng để minh bạch việc sử dụng nguồn vốn ngân sách trong lĩnh vực mua sắm công, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần xem xét lại việc thẩm định giá trang thiết bị. Nếu giá mua sắm là đúng thì cũng là cách để “minh oan” cho chủ đầu tư, nhà thầu trong những nghi ngờ của dư luận. Còn nếu sai, phát hiện sớm sẽ xử lý kịp thời và thỏa đáng, tránh việc nguồn ngân sách bị thất thoát./.
Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020 – sau đây gọi là Luật Đấu thầu), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo Điều 33 Luật Đấu thầu về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Khoản 16, khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định:
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu quy định về giá gói thầu như sau:
- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với sự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tình đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư.
Căn cứ lập và xác định giá gói thầu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cụ thể:
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
- Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 03 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
- Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loạt tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
- Giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;
- Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.