Đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình phát hành tiền điện tử trên thế giới

Kỳ Văn
Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới đang ngày một tính đến việc đẩy mạnh phát triển các loại hình điện tử của tiền thông thường.

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, đại dịch Covid-19 vẫn khiến cho người Trung Quốc sống trong căng thẳng. Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, gặp gỡ. Nhiều doanh nghiệp sợ hãi cho triển vọng lợi nhuận của họ.

Tuy nhiên mới đây nhất, 50.000 người dân Bắc Kinh đã nhận được khoản tiền nhỏ: 200 nhân dân tệ tức tương đương 31USD trong các phong bao lì xì màu đỏ mà họ có thể sử dụng để mua sắm trực tuyến hoặc trực tiếp.

Giới chức Trung Quốc coi đây như một bước để tiến đến cái gì đó lớn hơn.

Khi mà đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình số hóa, Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới đang ngày một tính đến việc đẩy mạnh phát triển các loại hình điện tử của tiền thông thường.

Tháng 10/2020, Campuchia là nước châu Á đầu tiên chính thức ra mắt hệ thống này. Rất nhiều nước khác ví như Thái Lan, Singapore hay Nhật, Hàn Quốc cũng đang tính đến các biện pháp nghiên cứu và thử nghiệm.

Việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển đồng nhân dân tệ số có tiềm năng ảnh hưởng mạnh nhất đến kinh tế toàn cầu xét đến tham vọng của chính phủ trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Thử nghiệm của Bắc Kinh mới đây kết thúc vào ngày thứ Tư. Trước đó thử nghiệm tương tự đã được thực hiện tại Quý châu. Như vậy tính chung Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phân phối khoảng hơn 100 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều chương trình nhân dân tệ điện tử đang được tính đến thực hiện trong Olympic Bắc Kinh năm 2022.

Trung Quốc vốn là nước khá tiến bộ trong việc áp dụng tiền số. Hàng trăm triệu người dùng sử dụng dịch vụ Alipay và WeChat, họ quét mã QR trên màn hình điện thoại thông minh chứ không đùng đến tiền giấy và tiền xu. Đồng nhân dân tệ số hoạt động theo cơ chế tương tự.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) không nghĩ vậy. Đồng tiền số do Ngân hàng Trung ương phát hành được gọi tắt với cái tên CBDC. Khảo sát của BIS vào tháng 1/2021 cho thấy rằng 86% trong 65% ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đang sở hữu một hình thức nào đó của CBDC. Khoảng 60% cho biết họ sẽ có thể phát hành CBDC để sử dụng trong vòng 6 năm tới.

Nhóm một số nền kinh tế mới nổi với hệ thống yếu cũng có những mục đích riêng để theo đuổi CBDC giúp cho hoạt động thanh toán hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Campuchia là một ví dụ quan trọng, vào tháng 10/2020, Campuchia công bố hệ thống thanh toán có tên Bakong được cùng đồng phát triển với công ty blockchain Nhật có tên Soramitsu.