Giá cà phê hôm nay 16/1, Robusta về mức thấp nhất 1,5 tháng, xu hướng giảm rõ rệt trong ngắn hạn

Kỳ Văn
Dự báo giá cà phê thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đầu tháng 1, giá cà phê robusta thế giới giảm do nhu cầu suy yếu, trong khi thị trường chịu áp lực bán thanh lý, điều chỉnh đầu cơ.
Giá cà phê hôm nay 16/1, dfs
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 15/1). (Nguồn: Broadcastcoffee)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/1

Giá cà phê giảm trong phiên chốt tuần do áp lực bán thanh lý trên sàn London mạnh. Ngoài ra, báo cáo tháng 12/2021 của Hải quan về xuất khẩu cà phê tháng 12/2021 của Việt Nam tăng mạnh đã kéo theo đà bán ra của thị trường và đẩy giá cà phê Robusta về mức thấp nhất 1,5 tháng qua.

Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 điều chỉnh giảm nhẹ 9 USD (0,4%), giao dịch tại 2.228 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 8 USD (0,36%), giao dịch tại 2.194 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 2,65 Cent (1,12%), giao dịch tại 239,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 2,6 Cent (1,10%), giao dịch tại 239,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.

Cùng chiều với thị trường thế giới, giá cà phê robusta trong nước giảm nhẹ khi nguồn cung cà phê vụ mới khá dồi dào, nhu cầu tiêu thụ chậm lại. Giá cà phê trong nước duy trì đà giảm với mức điều chỉnh là 100 đồng/kg. Các địa phương trọng điểm trong nước hiện đang thu mua cà phê trong khoảng 38.900 - 39.700 đồng/kg.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 15/1).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.283

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

39.700

- 100

LÂM ĐỒNG

38.900

- 100

GIA LAI

39.600

- 100

ĐẮK NÔNG

39.600

- 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Trên sàn giao dịch London, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 1, tháng 3, tháng 5 và tháng 7 giảm lần lượt 1,1%, 1,6%, 1,5% và 1,4% so với ngày 21/12/2021, xuống mức 2.435 USD/tấn, 2.316 USD/tấn, 2.266 USD/tấn và 2.253 USD/tấn.

Các nước sản xuất cà phê như Việt Nam, Brazil đang bước vào vụ thu hoạch năm 2022 trong khi vấn đề logistics chưa thể giải quyết, biến chủng Omicron bùng phát mạnh trở lại, nhiều quốc gia châu Âu tái lập các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt hơn, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.

Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO) dự báo, nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 1,1% triệu bao, xuống còn 42,5 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Theo con số này, cà phê nhập khẩu của EU sẽ chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu.

Trong khi đó, nếu tính riêng từng quốc gia, Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ bình quân 2 tách cà phê/ngày/người. Một khảo sát mới đây cho biết có đến 70% người tiêu thụ ở Mỹ pha chế cà phê tại nhà và 59% cà phê là cà phê phân khúc chất lượng cao/đặc sản. Trong 10 tháng đầu 2021, Mỹ nhập khẩu 1,35 triệu tấn cà phê trị giá 5,72 tỷ Usd, tăng 5,2% về lượng và 19,7% về trị giá với cùng kỳ 2020.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 4.243 USD/tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ các nguồn cung đều tăng trong đó mức tăng cao nhất 17,2% là từ Colombia và mức tăng thấp nhất 3,3% từ Việt Nam.

Dịch Covid-19 và tình trạng khan hiếm container làm hàng cà phê Việt Nam giảm cập cảng Mỹ nên mức tăng hạn chế.

Một thời kỳ mới trong chính sách tiền tệ bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà kinh doanh tài chính, trong đó có hai sàn cà phê phái sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà kinh doanh hàng thực và nông dân, vì đến nay một bộ phận rất lớn đang chịu giá các sàn phái sinh cà phê chi phối. Không chỉ Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) mà cả đồng nghiệp của họ tại EU hay tại nhiều nước khác đều rục rịch tăng lãi suất. Người phụ thuộc vào giá hàng hóa thương phẩm là cứ mỗi khi có tin thay đổi lãi suất đâu đó, tâm lý thị trường lại bị cuốn theo một cách thụ động, họ đều chịu các rủi ro về thị trường.