Giá cà phê hôm nay 23/6: Tăng phiên thứ 2 giữa nguy cơ giảm; Xuất khẩu cà phê Việt triển vọng vượt kỷ lục 3,7 tỷ USD

Kỳ Văn
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương dự báo, trong ngắn hạn, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm. Lo ngại rủi ro tăng cao đã đẩy USD lên mức cao mới, khiến các tiền tệ mới nổi mất giá, dẫn tới việc bán tháo hàng hóa trên diện rộng.
Giá cà phê hôm nay 23/6: Cà phê giữ đà tăng,
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 22/6.

Giá cà phê hôm nay 23/6

Giá cà phê tiếp tục tăng theo báo cáo thời tiết của Somar Met. Khô hạn quá mức tại bang Minas Gerais, bang trồng cà phê arabica chính ở miền Nam Brazil trong tuần qua không chỉ khiến sản lượng hạt cà phê đang thu hái sụt giảm mà còn tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sương giá trong những ngày rằm trăng tròn tháng Bảy sắp tới.

Tuy nhiên, thị trường những ngày tháng 6 tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thấp. Sức ép gia tăng bán hàng vụ mới từ Brazil vẫn còn nguyên, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu khi đồng Real suy yếu trở lại. Bên cạnh đó, thị trường tài chính toàn cầu biến động sau việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn, khiến giới đầu cơ bán tháo hàng hóa.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 22/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục tăng, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 10 USD (0,48%), giao dịch tại 2.071 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 12 USD (0,57%) giao dịch tại 2.113 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh, trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,4 Cent (2,32%), giao dịch tại 238,5 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,95 Cent/lb (1,68%), giao dịch tại 236,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 22/6.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.142

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

43.400

+ 500

LÂM ĐỒNG

42.900

+ 500

GIA LAI

43.300

+ 500

ĐẮK NÔNG

43.300

+ 500

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Hầu hết thị trường lo ngại lạm phát vượt mức trên thế giới có thể khiến lãi suất cơ bản tiền tệ tăng mạnh hơn, dẫn đến suy thoái toàn cầu, trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế triệt để và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Bên cạnh đó, sự thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7 đã cận kề trên cả hai sàn.

Trong khi đó, giá cà phê nội địa diễn biến ngược chiều so với thế giới. Giá cà phê robusta nội địa hiện tiếp tục tăng, trái ngược với xu hướng giảm giá mặt hàng này trên thị trường thế giới.

Tình hình tiêu thụ cà phê trong tháng 5 của Việt Nam khá tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt 889 nghìn tấn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 54% (hơn 700 triệu USD) lên mức kỷ lục 2 tỷ USD nhờ giá cà phê tăng cao. Qua đó tiếp tục củng cố vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu sau Brazil.

Hiện cà phê của Việt Nam có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Với triển vọng tích cực từ thị trường, các chuyên gia nhận định ngành cà phê đang đứng trước cơ hội lớn để vượt qua kỷ lục xuất khẩu 3,7 tỷ USD của năm 2012.