Giá tiêu hôm nay 1/7: Đầu tuần tăng mạnh từ 8,000 - 12,000 đồng/kg tại một số vùng trọng điểm

Tuyết Trang
Hiện giá tiêu nội địa nằm trong khoảng 153,000 - 157,000 đồng/kg. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì tàu biển.

Giá tiêu trong nước được cập nhật mới lúc 4h30 ngày 1/7/2024 trung bình hiện nay ở quanh mốc 154,800 đồng/kg. giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 157,000 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk thu mua ở mức 155,000 đồng/kg, tăng 9,000 đồng/kg so với tuần trước, Chư Sê (Gia Lai) tăng 8,000 đồng/kg so với tuần trước, thu mua ở mức 153,000 đồng/kg, giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 157,000 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay tăng 8,000 - 9,000 đồng/kg so với tuần trước. Theo đó, tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh 8,000 đồng/kg ở mức 154,000 đồng/kg, Đồng Nai tăng 8,000 đồng/kg ở mức 154,000 đồng/kg và khu vực Bình Phước ở mức 155,000 đồng/kg, tăng 9,000 đồng/kg so với tuần trước.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), giá tiêu trong thời gian ngắn hạn có thể sẽ có những đợt điều chỉnh giảm mạnh, nhưng sẽ không quá sâu, khó có thể về mức giá thấp như trước đây và thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới.

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.106 USD/tấn, tăng 0,17%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.300 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 9.048 USD/tấn, tăng 0,17%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao, giao dịch ở 7.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 8.000 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 12.000 USD/tấn.

Theo hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica, tình hình tắc nghẽn vận tải đường biển lan rộng sang Châu Á, 60% các tàu đang chờ cập cảng thuộc về khu vực Châu Á.

Trước đây, thời gian chờ trung bình để tàu container cập cảng chưa đầy một ngày, nhưng vào cuối tháng Năm đến giờ, thời gian chờ trung bình để tàu container cập cảng Singapore tăng lên 2 - 3 ngày.

Theo đại diện một đại lý hãng tàu, hiện việc tìm tàu vận tải đi nước ngoài rất khó khăn, ngoài giá cước cao, còn do thiếu hụt tàu. Nguyên nhân thiếu hụt này một phần do các tàu tập trung chạy về phía Trung Quốc để xuất khẩu hàng đi Mỹ trước ngày Mỹ áp thuế chống bán phá giá ngày 1/8.

Phương Thảo(t/h)