Giá vàng hôm nay 12/4, Giá vàng biến động, ngân hàng Mỹ dự báo gây sốc, SJC đi lên? Đã đến lúc gom hàng, dự trữ vàng của Nga bất ngờ tăng

Kỳ Văn
Giá vàng hôm nay 12/4 tăng mạnh tới 1% trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày càng kéo dài và lo ngại lạm phát gia tăng. Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ vượt 2.500 USD/ounce trong năm nay. Giữ vàng trong danh mục đầu tư là một biện pháp phòng ngừa tuyệt vời.
Giá vàng hôm nay 12/4 abc
Giá vàng hôm nay 12/4, Giá vàng biến động, ngân hàng Mỹ dự báo gây sốc, SJC đi lên? Đã đến lúc gom hàng, dự trữ vàng của Nga bất ngờ tăng. (Nguồn: TASS)

Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 12/4

Tại thị trường trong nước, vào lúc 11h45’ ngày 11/4, giá vàng SJC ở thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,65 - 69,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường châu Á, chiều 11/4, giá vàng chịu sức ép đi xuống trước đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD.

Theo đó, vào lúc 14h30’, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.942,85 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên 1.949,32 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn một tuần.

Theo ghi nhận của TG&VN, đến 21h12’ ngày 11/4, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.948,9 - 1.949,9 USD/ounce, tăng 2,2 USD/ounce so với phiên trước đó.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên sáng 9/4:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 68,65 – 69,45 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 68,6 – 69,4 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 68,65 – 69,4 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,6 – 69,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 68,67 – 69,39 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 55,24 – 55,94 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 54,3 – 55,8 triệu đồng/lượng.

Vàng có thể tăng tới 2.500 USD/ounce

Giá vàng thế giới tăng mạnh tới 1% trong phiên giao dịch thứ Ba do nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine và lo ngại lạm phát.

Vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.962,21 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất trong hơn hai tuần là 1.958,96 USD. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng hơn 1,1%, ở mức 1.967,30 USD/ounce.

Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích thị trường tại Kinesis, cho biết: “Xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn, không có giải pháp rõ ràng và điều này đang ngày càng có nguy cơ trở thành vấn đề dài hạn”.

Theo quan điểm kỹ thuật, việc phục hồi trên mức quan trọng 1.950 USD/ounce là tín hiệu mạnh mẽ cho thị trường tiếp tục tăng trưởng.

Đặc biệt, ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ dự báo, giá vàng sẽ vượt quá 2.500 USD/ounce trong năm nay. Các nhà kinh tế của ngân hàng này cho rằng, sự gia tăng này là do xung đột Nga-Ukraine kéo dài, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, cùng với sự tăng giá nguyên liệu và hàng hóa do áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.

Tim Moe, đồng trưởng bộ phận Kinh tế châu Á, nghiên cứu chiến lược & hàng hóa, ngân hàng Goldman Sachs gần đây cho biết: "Chúng tôi cho rằng vàng có một vị trí quan trọng trong danh mục của nhà đầu tư".

Các nhà phân tích cũng cho rằng, giữ vàng trong danh mục đầu tư có thể là một biện pháp phòng ngừa tuyệt vời khi lạm phát tăng cao và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất. Trong điều kiện thực tế, lãi suất vẫn đang ở mức âm và với thị trường chứng khoán, vàng kém khả quan có vẻ đang có lợi.

Đã có một số dòng chảy vào các quỹ giao dịch vàng trong phiên 11/4 với một số dấu hiệu kỹ thuật mạnh mẽ. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust GLD có thể chứng kiến ​​một số chuyển động.

Các quan điểm kỹ thuật ngắn hạn đối với kim loại quý này gần đây đã trở nên lạc quan hơn và điều đó cũng mời gọi các nhà đầu tư xuống tiền.

Cuối tuần trước, có thông tin cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra thời hạn 4 tuần để đạt được chiến thắng ở Ukraine có thể là một yếu tố tác động tới thị trường.

Nhận định trên Kitco News, Todd 'Bubba' Horwitz viết: “Trong nhiều tuần, vàng đã được giao dịch trong khoảng 1.900-1.960 USD/ounce… Chúng tôi vẫn nhận định rằng giá vàng và bạc tăng trong ngắn hạn, biết rằng thị trường này có thể bứt phá để tăng hoặc mức kháng cự sẽ lại thất bại. Dựa trên khối lượng và sự biến động, dự đoán của chúng tôi là những đợt sóng tăng giá này sẽ thất bại”.

Trước đó, Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược tại công ty môi giới Tiger Brokers (Australia), nhận định, sự mạnh lên của USD và triển vọng lãi suất cao hơn đang làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức cao nhất trong hơn ba năm và triển vọng Fed tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã thúc đẩy chỉ số đồng USD đi lên và gây sức ép lên giá vàng.

Liên quan tới thị trường vàng, ngày 8/4, Ngân hàng Trung ương Nga (BOR) công bố trên website rằng, dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng lên mức 606,5 tỷ USD so với 604,4 tỷ USD hồi cuối tháng 3.

BOR thường xuyên công bố các bản cập nhật về dự trữ của mình với độ trễ một tuần. Dự trữ ngoại hối của Nga bao gồm các quỹ ngoại tệ, quyền rút vốn đặc biệt với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và dự trữ vàng.

Trước đó, dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24/2.

Cụ thể, tính đến ngày 18/2, dự trữ ngoại hối của Nga đạt 643,2 tỷ USD, trong khi đó, đến ngày 25/3, con số đã giảm xuống còn 604,4 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là Mỹ, các nước Liên minh châu Âu (EU), Anh và Nhật Bản áp đặt các lệnh trừng phạt đối với BOR và các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn khác của Nga.