Hình thành đô thị vệ tinh: Giải pháp cho quỹ đất đang thu hẹp ở Tp.HCM

Admin
Trong buổi tham luận tại hội thảo “Phát triển các mô hình đô thị và bài toán nhà ở” do VTV Digital tổ chức. PGS. TS Nguyễn Đình Thọ (Cục trưởng Cục Kinh tế và phát triển quỹ đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng, giải pháp để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và người dân chính là quy hoạch, tổ chức khai thác quỹ đất vùng phụ cận.

Bài toán về quỹ đất

Những năm gần đây, quỹ đất vùng trung tâm dần trở nên khan hiếm trong khi tỷ lệ dân số cơ học ngày một gia tăng khiến TP.HCM phải đối diện với thách thức thiếu quỹ đất để phát triển dự án quy mô lớn. Tại hội thảo về bất động sản do VTV Digital tổ chức, vấn đề về quỹ đất lại một lần nữa được nhắc đến như một nhu cầu cấp thiết nhằm tìm kiếm hướng giải quyết cho nhu cầu về nhà ở cho người lao động trong bối cảnh giá BĐS ngày càng gia tăng do quỹ đất thu hẹp.

PGS. TS Nguyễn Đình Thọ (Cục trưởng Cục Kinh tế và phát triển quỹ đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường)

Chia sẻ tại buổi hội thảo, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ (Cục trưởng Cục Kinh tế và phát triển quỹ đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho biết chủ trương nhất quán của Bộ là xây dựng các trung tâm phát triển quỹ đất địa phương, yêu cầu các địa phương cần tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư trước khi triển khai dự án. Ông cũng nhấn mạnh, việc hình thành các đại đô thị và các đô thị vệ tinh có khả năng liên kết sẽ là một trong những cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và người dân.

Cũng trong buổi hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng nhà nước cần xem xét việc phát triển đô thị vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, dựa trên nền tảng đó để xây dựng chính sách phù hợp, giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất giải quyết bài toán về nhà ở.

Giải pháp đặt ra khi quỹ đất đang thu hẹp ở Tp.HCM

Trước việc quỹ đất hiện đang bị thu hẹp ở khu vực nội đô, việc hình thành các đô thị vệ tinh tại vùng lân cận Tp.HCM đã và đang góp phần giải quyết câu chuyện về quỹ đất kham hiếm. Đây được xem là giải pháp tất yếu để Tp.HCM giảm áp lực về dân số, đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội cả với người có thu nhập thấp.

Các chuyên gia trong buổi thảo luận xoay quanh chủ đề “Sức sống đô thị”

Tuy nhiên, theo đại diện của Bộ Tài nguyên & Môi trường “Việc quy hoạch vệ tinh xung quanh Tp.HCM sẽ chỉ có thể được triển khai nếu như những quy hoạch đó phù hợp với thị trường, thu hút được người dân, doanh nghiệp tham gia”.

Trong khi đó, Ông Phạm Đăng Hồ (Trưởng Phòng phát triển nhà ở & thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM) và ông Nguyễn Thanh Quyền (CEO Thắng Lợi Group) cho rằng, yếu tố vị trí cũng đóng vai trò quan trọng để người dân đưa ra quyết định lựa chọn chuyển về đô thị vệ tinh sinh sống. Theo Ông Nguyễn Thanh Quyền “Không nói câu chuyện là khoảng cách bao xa, mà phải nói là thời gian bao lâu để di chuyển…. vị trí là một trong những yếu tố then chốt, vị trí ở đây là nhờ quy hoạch, kết nối hạ tầng giao thông”.

Hiện trên địa bàn Tp.HCM, khu Tây được xem là “mỏ vàng” hiếm hoi còn sót lại để phát triển mô hình “đô thị trong đô thị", giảm áp lực về dân số cho Tp.HCM. Tại khu Tây, The Sol City hiện được xem là một trong những dự án “đại đô thị” có quy mô lớn nhất cho đến thời điểm này đáp ứng đầy đủ tiêu chí khoa học – bền vững – khả thi.

The Sol City – dự án đón đầu xu hướng giãn dân của Tp.HCM về vùng ven

Theo nhà đầu tư và phát triển dự án, The Sol City được xây dựng hướng đến các giá trị sống chất lượng, giải trí cân bằng, trở về với tự nhiên. Dự án dành đến 43.000 m2 phát triển công viên cây xanh, 39 tiện ích đặc quyền, thiết thực phục vụ cho cư dân và chuyên gia như: trung tâm thương mại, khu thể thao đa năng, bệnh viện quốc tế, trường học…

Với hệ thống giao thông kết nối 360, nằm giáp ranh giữa Long An – Tp.HCM, hiện hữu trên những tuyến đường huyết mạch nối liền Tp.HCM với các tỉnh miền Tây, cùng với đó là mức giá vừa túi tiền, phù hợp với cả những người có thu nhập trung bình, The Sol City được xem là điểm sáng góp phần giải quyết vấn đề về nhà ở, thúc đẩy chính sách di dân của Tp.HCM về vùng lân cận.