Nợ xấu Ngân hàng NCB vọt lên gần 18%

Admin
Kết thúc quý 4/2022, tỷ lệ nợ xấu tại NCB nhảy vọt lên 17,9, tức cứ 100 đồng nợ thì có 17,9 đồng là nợ xấu.

Báo cáo hợp nhất quý 4/2022 Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - mã chứng khoán: NVB) vừa công bố cho thấy tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này tăng vọt từ 3% hồi đầu năm lên 17,9% tại kỳ kết thúc 31/12/2022.

Cụ thể, tính đến hết quý 4/2022, tổng dư nợ cho vay khách hàng của NCB tăng hơn 6.100 tỷ lên 47.722 tỷ. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng hơn 1,7 lần, nợ nhóm 4 tăng gấp hơn 23 lần từ 181 tỷ lên 4.248 tỷ so với đầu kỳ. Nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 7 lần từ 464 tỷ lên 3.280 tỷ. Tổng nợ xấu tăng gấp 6,8 lần từ 1.248 tỷ lên 8.555 tỷ so với đầu năm.

Trong khi phần lớn ngân hàng đều kiểm soát nợ xấu dưới 3% thì tại NCB, tỷ lệ này nhảy vọt lên gần 18%, tức cứ 100 đồng nợ thì có 18 đồng là nợ xấu.

ncb-1676962185.jpg Trong khi phần lớn ngân hàng đều kiểm soát nợ xấu dưới 3% thì tại NCB, tỷ lệ này nhảy vọt lên gần 18%, tức cứ 100 đồng nợ thì có 18 đồng là nợ xấu.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một nhà băng không kiểm soát được nợ xấu dưới mức này sẽ bị giới hạn nhiều hoạt động như không được mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu hay không được mua và nắm giữ cổ phiếu nhà băng khác... Đơn cử, quy định tại Thông tư 16/2021 thì ngân hàng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp hay theo Thông tư 22/2019, ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu cũng như mua, nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng khác.

Xem thêm: Ngân hàng NCB “đua” lãi suất trên 9%, đang làm ăn thế nào? NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong lúc kinh doanh thua lỗ Nợ xấu tăng vọt, ngân hàng NCB lỗ trước thuế gần 200 tỷ đồng

Về doanh thu lãi sau thuế trong quý 4/2022, NCB ghi nhận những tín hiệu khả quan khi đạt 180 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ hơn 203 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lũy kế lại bằng 0. Về việc này, NCB lý giải vì năm 2022 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và trước trích lập Phương án cơ cấu lại đạt 309 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2021. Nguyên nhân chủ yêu là do trong năm NCB đã thực hiện thoái lãi dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nha nước...

Có thể thấy, so với khoản nợ có khả năng mất vốn tăng từ 464 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021 lên tới 3.248 tỷ đồng tại kỳ kết thúc năm 2022 thì khoản lãi sau thuế đạt 180 tỷ đồng tại quý 4/2022 của NCB được đánh giá chỉ như “muối bỏ biển”.

Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB đạt hơn 309 tỷ đồng, giảm 59% so với năm trước. Trong năm, Ngân hàng dành ra hơn 268 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng kèm với 40 tỷ đồng dành cho các khoản xử lý theo phương án cơ cấu tại Ngân hàng. Kết quả, NCB thu được 1.24 tỷ đồng lãi trước thuế trong năm 2022.

Năm 2022, NCB đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 608 tỷ đồng. Như vậy, Ngân hàng chỉ thực hiện được 50% mục tiêu đề ra.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của NCB đạt 89,847 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 90% (3,749 tỷ đồng), tiền, vàng gửi tại các TCTD khác gấp 3.8 lần (11,658 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 15% (47,722 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 11% so với đầu năm (71,350 tỷ đồng), tiền gửi của các TCTD khác gấp 18 lần (8,517 tỷ đồng),…

Ngày 21/2, giá cổ phiếu NVB hiện đang giao dịch ở mức 19.500 đồng/cp.