Quảng Nam: 20 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách huyện Nam Trà My

Trần Công Trình
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHCSXH huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã đào tạo được đội ngũ cán bộ đảm bảo về chất, giỏi một việc - biết nhiều việc, nỗ lực vượt khó với tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhiệm vụ được giao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát với dân, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Nam Trà My là huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Thủ tướng chính phủ, có 9/10 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn có 7.916 hộ, có 32.369 người chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 97%, có 4.330 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 54,70%, có 147 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,86%. Tình hình kinh tế xã hội của huyện có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kinh tế xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiềuhộ thoát nghèo nhưng chưa thật sự bền vững, có nguy cơ tái nghèo cao; tình trạng việc làm, thu nhập của nhiều hộ gia đình chưa được ổn định.

z3558864473844-1816bef64236aa4a5b37e628ab4ee942-1657597377.jpg
Tổng nguồn vốn ủy thác qua các đơn vị với dư nợ 198.341 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,9% trên tổng dư nợ toàn huyện. Dư nợ ủy thác tăng so với khi thành lập là 197.752 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tăng trưởng qua 20 năm.

Tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH huyện thực hiện là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế; huyện luôn quan tâm theo dõi chỉ đạo hoạt động của NHCSXH trên địa bàn và xem tín dụng chính sách là công cụ tài chính hữu hiệu của Nhà nước để cùng với các chính sách khác thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và an sinh xã hội của huyện.

z3558603546743-d965126ac66ed564c0e08b0bbf1bbd61-1657597402.jpg
Toàn huyện tất cả 04 đơn vị nhận ủy thác đều có dư nợ ủy thác tại 10/10 đơn vị xã. Đây là sự nỗlực rất lớn của các cấp hội trong việc tuyền truyền, vận động người nghèo và các đối tượng chính sách khác mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Từ năm 2015 với việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện, đã nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và khẳng định được trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH, nhất là hoạt động của các Điểm giao dịch tại xã, gắn các chương trình tín dụng chính sách với kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch giảm nghèo và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện có 10 Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện, hoạt động tích cực, hiệu quả.

z3558865373440-cec50c3ce6c5d27f27fb838db60944c9-1657597427.jpg
Tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH huyện thực hiện là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo và các đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận được dịch vụ tín dụng ưu đãi, Phòng giao dịch đã tổ chức thực hiện tốt phương thức ủy thác một số nội dung công việc của quá trình cho vay cho 04 tổ chức chính trị- xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên).Đây là phương thức thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước đến hàng ngàn người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

z3558603553758-5926e767ad7957557efe04137c738590-1657597455.jpg
Huyện Nam Trà My là huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Thủ tướng chính phủ, có 9/10 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn có 7.916 hộ, có 32.369 người chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 97%, có 4.330 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 54,70%, có 147 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,86%. 

Toàn huyện tất cả 04 đơn vị nhận ủy thác đều có dư nợ ủy thác tại 10/10 đơn vị xã. Đây là sự nỗlực rất lớn của các cấp hội trong việc tuyền truyền, vận động người nghèo và các đối tượng chính sách khác mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tổng nguồn vốn ủy thác qua các đơn vị với dư nợ 198.341 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,9% trên tổng dư nợ toàn huyện. Dư nợ ủy thác tăng so với khi thành lập là 197.752 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tăng trưởng qua 20 năm theo từng Hội như sau: Hội Nông dân, dư nợ quản lý 48.002 triệu đồng, chiếm 24,2%/ tổng dư nợ ủy thác, Hội Phụ nữ, dư nợ quản lý 63.107 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 31,8%/ tổng dư nợ ủy thác, Hội CCB, dư nợ quản lý 35.487 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 17,9%/ tổng dư nợ ủy thác, Đoàn thanh niên, dư nợ quản lý 51.745 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,1% /tổng dư nợ ủy thác.

Tổng nguồn vốn cho vay đến 30/6/2022 đạt: 198.544 triệu đồng, tăng so với khi mới đi vào hoạt động là 197.955 triệu đồng, gấp 337 lần. Trong đó:

Vốn cân đối từ TW: 186.174 triệu đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn, tăng 185.585 triệu đồng.

Vốn huy động tổ chức, cá nhân đạt 24.008 triệu đồng, chiếm 12,09% tổng nguồn vốn. Trong đó, huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV số dư đạt 4.521 triệu đồng, huy động dân cư là…..

Vốn ủy thác ngân sách tỉnh: 12.370 triệu đồng, chiếm 6,23% tổng nguồn vốn.

Vốn ủy thác ngân sách huyện: 1.170 triệu đồng, chiếm 0,58% tổng nguồn vốn, tăng 1.170 triệu đồng so với khi mới đi vào hoạt động.

Kết quả gần 20 năm hoạt động cho thấy việc huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH hoạt động là chủ trương đúng đắn được các cấp, các ngành tích cực thực hiện đạt kết quả cao, đặc biệt với việc triển khai mô hình huy động tiết kiệm dân cư ngay tại điểm giao dịch xã là việc làm mới, thể hiện sự nỗ lực của NHCSXH trong việc huy động nguồn lực xã hội, vừa tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong việc tham gia gửi và rút tiền, đồng thời tạo nên sự chủ động về vốn để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi.

Ngoài nguồn vốn của Trung ương chuyển về, thì nguồn vốn ngân sách địa phương có vai trò rất lớn trong việc cho vay các đối tượng thụ hưởng theo quy định của địa phương, đã tạo điều kiện để mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu của đối tượng, nhất là người lao động chưa có việc làm. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã quan tâm ưu tiên cân đối tăng nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH huyện để cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Từ thực tiễn 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả rất quan trọng, nguồn lực tín dụng chính sách đã góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua 20 năm tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 70,38% (năm 2004), đến nay còn 54,7%, nguồn vốn đã giúp cho 3.500 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo,nguồn vốn đã giúp cho 1.142 lao động có việc làm ổn định; hỗ trợ vốn vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn cho 3.322 hộ có vốn để phát triển kinh tế; nguồn vốn đã giúp cho 421 hộ nghèo xoá nhà tạm và 4 căn nhà Nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách…

Có thể nói, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ trong thời gian qua đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, được bảo toàn và không ngừng phát triển.

Tấn Lợi - Công Trình