Sổ BHXH giấy có thể sẽ bị "khai tử" từ năm 2026, người dân cần lưu ý những gì?

Tuyết Trang
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cho biết, sổ bảo hiểm xã hội được xây dựng trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật này và chế độ theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Đề xuất "khai tử" Sổ bảo hiểm xã hội giấy từ 1/1/2026

Theo Điều 24 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đề xuất tới đây, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp thành 2 bản: bản điện tử và bản giấy.

Điều 25 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi nêu rõ, sổ bảo hiểm xã hội được xây dựng trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật này và chế độ theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

Chính phủ quy định cụ thể về nội dung, cách thức khai thác, sử dụng Sổ bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Theo đó dự kiến, từ 1/1/2026 sẽ bắt đầu thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Còn sổ giấy sẽ chỉ được cấp khi người lao động yêu cầu.

Từ 1/1/2026, khi Sổ bảo hiểm xã hội giấy bị khai tử, tất cả các dữ liệu, thông tin nhân thân cơ bản của người lao động ghi nhận việc đóng, hưởng và giải quyết chế độ đều sẽ được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.

Không còn sổ BHXH giấy, người dân sẽ dùng gì thay thế?

Người dân hoàn toàn có thể sử dụng Sổ bảo hiểm điện tử thay thế cho bản giấy khi cần xuất trình trong các thủ tục hành chính bởi bản điện tử và bản giấy đều có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành ngang nhau theo quy định.

Theo đó, ứng dụng VssID đã có mọi thông tin liên quan đến quá trình đóng BHXH, quá trình hưởng các chế độ BHXH của người tham gia đều đã được cập nhật. Người dân chỉ cần truy cập ứng dụng này có thể nắm được mọi được mọi thông tin như trong Sổ bảo hiểm xã hội.

Ứng dụng VssID thời gian qua đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, thông tin thiết yếu như: theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế… cho những người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ tra cứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình...

Do được số hóa từ Sổ bảo hiểm bản giấy nên Sổ bảo hiểm bản điện tử cũng chứa đựng đầy đủ các thông tin liên quan tới người lao động cũng như quá trình đóng - hưởng BHXH của người lao động gồm:

- Họ và tên người lao động.

- Số sổ BHXH.

- Ngày, tháng, năm sinh người lao động.

- Giới tính.

- Quốc tịch.

- Số giấy tờ tùy thân (CMND/thẻ CCCD/Hộ chiếu) của người lao động.

- Thông tin về các chế độ BHXH mà người lao động đã hưởng.

- Thông tin quá trình đóng bảo hiểm, từng giai đoạn đóng và chi tiết mức lương đóng bảo hiểm trong từng giai đoạn.

BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp các dịch vụ dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID, bao gồm:

+ Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất;

+ Chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH;

+ Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH;

+ Đăng ký tài khoản cho con;

+ Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin;

+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin;

+ Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH

Tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Với phương thức này, người lao động cần nhớ số căn cước công dân, chứng minh nhân dân hay hộ chiếu của mình.

Các bước thực hiện tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam như sau:

Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhấn chọn Tra cứu trực tuyến

Sổ BHXH giấy có thể sẽ bị

Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bước 2: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”, nhấn chọn “Tra cứu mã số BHXH”.

Bước 3: Nhập các thông tin được yêu cầu để tra cứu mã số BHXH. Trong đó:

1. Tỉnh/TP: căn cứ vào tỉnh/thành phố đóng BHXH;

2. Nhập ít nhất một trong các thông tin sau:

CCCD/CMND/Hộ chiếu: CCCD/CMND/Hộ chiếu của người cần tra cứu BHXH;

Ngày sinh: chọn điền ngày sinh hoặc năm sinhcủa người cần tra cứu;

Mã số BHXH;

3. Họ tên: Họ và tên người cần tra cứu BHXH và nhấn chọn có dấu hoặc không dấu.

Bước 4: Tick chọn “Tôi không phải là người máy” và nhấn chọn “Tra cứu” để thực hiện yêu cầu tra cứu mã số BHXH.

Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID

Với ứng dụng VssID, cá nhân cần phải có mã số BHXH của mình để thực hiện đăng nhập hệ thống. Do đó, khi thực hiện tra cứu mã số BHXH trên VssID chính là tra cứu mã số BHXH cho người khác chứ không phải cho cá nhân đó.

Sổ BHXH giấy có thể sẽ bị

Ứng dụng VssID

Các bước thực hiện tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng cách điền tên đăng nhập là mã BHXH và mật khẩu.

Bước 2: Nhấn chọn “Tra cứu” để màn hình chuyển sang giao diện Tra cứu trực tuyến.

Bước 3: Tại giao diện Tra cứu trực tuyến, nhấn chọn ”Tra cứu mã số BHXH”.

Bước 4: Điền các thông tin do hệ thống yêu cầu và nhấn chọn “Tìm kiếm” để nhận kết quả tra cứu.

Tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo

Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại miễn phí của Việt Nam trên nền tảng di động và máy tính. Bên cạnh đó Zalo có thêm tính năng Official account (OA) cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà bạn quan tâm.

Để kiểm tra thông tin bhxh của cá nhân thông qua ứng dụng Zalo. Người tra cứu thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập Zalo cá nhân trên thiết bị điện thoại di động hoặc máy tính

Bước 2: Tại phần "tìm kiếm" người dùng search "Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội" chọn OA của BHXH Hà Nội. Lưu ý là chức năng dịch vụ tiện ích này hiện nay chỉ có trên kênh Zalo của một số cơ quan BHXH.

Bước 3: Tại mục dịch vụ => nhấn chọn "tiện ích" => chọn chức năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.

Để "tra cứu mã số BHXH" của cá nhân, bạn thực hiện các bước như trên đến mục "tiện ích" => Chọn "tra cứu mã số BHXH" => bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc => Xác nhận mã Capcha => Nhận kết quả.

Người tra cứu thông tin BHXH trên ứng dụng Zalo vẫn cần xác nhận bằng mã OTP và mã capcha trong một số tiện ích tra cứu để nhằm bảo mật thông tin tra cứu. Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng VssID thì đây là một sự lựa chọn thay thế khi thực hiện tra cứu trên điện thoại di động.