Sử dụng kinh phí công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc

Admin
Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động sớm nghiên cứu sử dụng nguồn kinh phí công đoàn để hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm giờ làm.
thu-tuong-1673581342.jpeg

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 235 về việc Báo cáo về tình hình lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.

Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Báo cáo về tình hình lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

Các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Công điện số 1170 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.

Ủy ban Quan hệ lao động nghiên cứu, khuyến nghị nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các bên liên quan trong việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, việc làm.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp, trường hợp cần thiết đề xuất biện pháp hỗ trợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm nghiên cứu sử dụng nguồn kinh phí công đoàn để hỗ trợ đoàn viên và người lao động bị mất việc làm hoặc bị cắt giảm việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Trước đó, theo thông tin từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có đến 1.235 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã làm ảnh hưởng tới 472.000 công nhân, trong đó 41.500 người bị chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 8,8%).

Là địa phương có đông công nhân lao động, Bình Dương hiện có hơn 30 nghìn lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và có trên 240 nghìn lao động phải giảm giờ làm.

Kinh tế vĩ mô - Sử dụng kinh phí công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc

Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí.

Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí. Nguyên nhân là hàng loạt doanh nghiệp mất đơn hàng dịp cuối năm khi các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cắt giảm nhu cầu tiêu dùng; khó khăn về nguyên liệu, chi phí tăng cao lẫn chịu biến động từ tình hình thế giới.

Gói hỗ trợ từ tài chính công đoàn được gấp rút tung ra trong bối cảnh gần 483.000 lao động bị giảm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng trong 1.240 doanh nghiệp tại 44 tỉnh thành.