Tiếp cận nguồn vốn – Khơi thông điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tuyết Trang
Sáng 23/7, tại Bình Dương đã diễn ra Diễn đàn Chính sách Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với chủ đề “Tiếp cận nguồn vốn- Khơi thông điểm nghẽn” với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp đến tham dự

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp cả nước ta, góp phần quan trọng như tạo việc làm cho lực lượng lao động, tăng thu ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn thông qua xếp hạng tín nhiệm là một bước đà để phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường hội nhập đầy cạnh tranh hiện nay..

chi-huong-1721720472.jpg
Phát biểu khai mạc bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay, các tín hiệu kinh doanh khả quan nhưng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo thống kê, mỗi 1 tháng có trên 18.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hầu như là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Một trong những khó khăn thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là vấn đề tiếp cận vốn. Trên thực tế Chính Phủ có nhiều giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn cho doanh nghiệp… nhằm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tháo gỡ khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn đặc biệt và vốn tín dụng từ ngân hàng. Đây chính là rào cản lớn nhất của Doanh nghiệp.

usaid-1721720472.jpg
Phát biểu khai mạc bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chúng tôi phối hợp với Hiệp Hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa luôn tổ chức các hoạt động, nắm bắt các thông tin, hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp để kết nối với các đơn vị, cơ quan, bộ, ngành để chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Phó Cuc trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm.

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và các tỉnh Tây Nguyên là khu vực kinh tế rất năng động, trong đó các DNNVV có vai trò quan trọng và đóng góp rất lớn vào nguồn thu của địa phương và ngân sách quốc gia. Để góp phần hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phụ vụ sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, Chi hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phát triển Kinh tế xanh Việt Nam tổ chức Diễn đàn Chính sách Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2023, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, trong đó khó khăn lớn nhất là tiếp cận vốn chiếm 57,1%. Cũng theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, các DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính chính thống qua hệ thống ngân hàng và các nguồn chính thống khác chỉ chiếm 25% còn đến 75% vẫn phải đi huy động bạn bè, vay mượn phi chính thống. Trong các nguồn tài chính của DNNVV, 90% tiếp cận từ ngân hàng và 10% từ các nguồn khác.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp của quốc gia (97%), đóng góp trên 40% GDP, 33% tổng thu NSNN, giải quyết việc làm cho 36% tổng lao động, thu hút 32% tổng nguồn vốn và tạo ra 26% tổng doanh thu trong khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, những DNVVN có nguồn vốn nhỏ, quy mô lao động và doanh thu hạn chế, công nghệ hạn chế, quản trị công ty tiếp cận thông tin còn hạn chế…. Nên rất khó tiếp cận tài chính.

ts-nam-1-1721720610.jpg
TS. Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQP pháp luật, Phó Chủ tịch hường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME chủ trì Diễn đàn phát biểu dẫn đề.

Theo thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024 có khoảng 920.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 98% thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo khảo sát, nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có từ nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp, vốn tín dụng, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn huy động từ thị trường tài chính, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ đối tác, vốn từ hoạt động thuê mua tài chính.

Tuy nhiên, DNNVV gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì không có tài sản đảm bảo, có tài sản đảm bảo nhưng giá trị tài sản thấp, vay tín chấp thì doanh nghiệp rất khó để tiếp cận, dự án của DNNVV có tính khả ti thấp, báo cáo tài chính thiếu tin cậy, chưa có kế hoạch kinh doanh và dự báo tài chính từ 3-4 năm…

Theo Luật hỗ trợ DNNVV quy định DNNVV được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng, tuy nhiên những yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn, các quy chế chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, quy mô nhỏ và chính sách hỗ trợ chưa linh hoạt thì các DNNVV rất khó tiếp cận. Như vậy, 6 giải pháp tăng cường bảo lãnh tín dụng được đưa ra tại Diễn đàn là:

1. Đơn giản hoá thủ tục nới rộng phạm vi lĩnh vực đối với DNNVV được tiếp cận nguồn vốn.

2. Nâng cao năng lực đánh giá dự án có khả thi đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu trách nhiệm người chịu trách nhiệm cao nhất của Quỹ.

3. Đánh giá, xem xét quy trình hoạt động thẩm định hồ sơ nhằm hạn chế thẩm định 2 lần từ Quỹ BLTD và ngân hàng thương mại.

4. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa: Quỹ BLTD, NHTM, Tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

5. Tăng mức bảo lãnh tín dụng giảm bớt quy định về điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng.

6. Nâng cao năng lực cho các DNNVV, cán bộ Quỹ thông qua các khoá tập huấn.

Thanh Dung