Chủ trì buổi gặp gỡ có Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng, Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; NSNA Lê Xuân Thăng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội NSNA VN, Cố vấn Viện IMRIC; Nhà báo Hoàng Thanh Quý – CVP Viện, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; Ban giám đốc Chi nhánh Phía Bắc Viện IMRIC…
Tham dự buổi gặp gỡ có các ông bà: Hà Ngọc Anh – Nguyên Phó trưởng ban Ban Dân vận trung ương; Trịnh Minh Anh – Chánh VP BCĐ Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; NSNA Hồ Sỹ Minh – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, TBT Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; đại diện Công an TP.Đà Nẵng; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin; đông đảo các doanh nghiệp.
Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng IMRIC cho biết, cuộc thi ảnh đẹp “Người Việt tin dùng hàng Việt” năm 2022 thu hút sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp và các nhiếp ảnh gia.
Sự kiện do Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) tổ chức buổi gặp gỡ. các cơ quan truyền thông, báo chí về cuộc thi ảnh nghệ thuật “Người Việt tin dùng hàng Việt” và khởi động cuộc thi “Tôn vinh bàn tay vàng”. Tại đây, còn diễn ra ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư du lịch; Ra mắt CLB Doanh nghiệp Hội nhập chuyển đổi số; Kết nạp thành viên và tặng bằng khen cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác thiện nguyện.
Phát biểu tại gặp gỡ, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, cho biết: được sự đồng thuận của Sở VH&TT TP.HCM theo văn bản số 529 ngày 16/3/2022 về việc để Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” nhằm lan toả hình tượng đẹp liên quan đến mọi lĩnh vực “Sản xuất – phân phối – tiêu dùng” hàng Việt Nam trong đời sống sinh hoạt đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp hàng Việt và các nhà nhiếp ảnh thuộc 63 tỉnh-thành đồng hành gửi tác phẩm tham dự.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc thi ảnh lần I hứa hẹn sẽ góp phần vào việc kêu gọi người dân phát huy lòng yêu nước, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Chỉ khi những doanh nghiệp tự đứng vững được trên đôi chân của mình mới sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý đủ sức cạnh tranh chinh phục được người tiêu dùng trong nước.
Theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp, làng nghề, các cá nhân đã chủ động chuyển đổi linh hoạt phương thức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp…Qua đó, mong mỏi góp một phần công sức nhỏ trong việc thực hiện tốt việc triển khai hiệu quả Cuộc vận động, trước tiên cần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Cuộc vận động; nhất là là Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Nghị quyết số 06/NQ-MTTW-ĐCT ngày 03/7/2020 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố đã có nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, chương trình tuyên truyền phong phú, nội dung đổi mới, chú trọng xây dựng và thực hiện nhiều mô hình hay như: “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Tổ phụ nữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Bình Thuận); “Nông sản Hải Phòng hướng tới người tiêu dùng Việt”; tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Cuộc vận động (Bình Dương); ngày hội “Thanh niên đồng hành cùng hàng Việt”, mô hình “Tự hào hàng Việt, sử dụng hàng Việt” (Hậu Giang, Hòa Bình); mô hình “ Doanh nhân đồng hành cùng hàng Việt”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”; “Người Tuyên Quang ưu tiên dùng nông sản Tuyên Quang; ”mô hình “Mỗi tuần giới thiệu một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao” (Bến Tre); mô hình “Nhận diện hàng giả, hàng thật” (Hà Nội).
Thông tin thêm về cuộc thi, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Xuân Thăng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, cố vấn Viện IMRIC – Trưởng ban thẩm định cho biết, theo điều lệ, cuộc thi sẽ kết thúc thời gian nhận tác phẩm đến hết ngày 20/8/2022. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các tác giả trên mọi miền tổ quốc tham gia cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định gia hạn thời gian nhận tác phẩm đến ngày 30/11/2022 cũng là thời điểm Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) kỷ niệm ngày thành lập và khởi động cuộc thi ảnh lần II.
Cuộc thi tạo điều kiện cho các nhà nhiếp ảnh được tác nghiệp, thể hiện niềm đam mê với nghề. Qua đó, phản ánh những giải pháp, cách làm hay, sáng tạo để đưa hàng hóa tiếp cận gần hơn với người dân. Đồng thời thể hiện thái độ, sự quan tâm của người tiêu dùng Việt đối với các sản phẩm nội địa…
Bên cạnh nhu cầu ăn uống và giải trí, dịch vụ chăm sóc cá nhân và tinh thần được nhiều người Việt quan tâm hơn vài năm trở lại đây “Với mong muốn tạo ra sân chơi quy mô, chuyên nghiệp để những bạn trẻ đam mê ngành chăm sóc sắc đẹp có cơ hội giao lưu học hỏi với đồng nghiệp quốc tế. Đồng thời, khẳng định tay nghề, tài năng, bản lĩnh của mình để khởi nghiệp. Chi nhánh Miền Bắc thực hiện Cuộc Thi Tìm kiếm Tài Năng Ngành Làm Đẹp “Tôn Vinh Bàn Tay Vàng 2022 ” mùa 1. Đây là một sự kiện được toàn ngành làm đẹp châu Á mong đợi, một sân chơi đẳng cấp ngang tầm quốc tế dành cho những trái tim đam mê.
Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc chi nhánh Miền Bắc Viện IMRIC phát biểu: với xu thế hội nhập của thế kỷ 21 thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao, với lối sống lành mạnh cũng như sự quan tâm tới nhan sắc, sắc đẹp ngày càng được con người chú trọng hơn, trong mong muốn giữ lại tuổi thanh xuân. Ngày nay nhu cầu làm đẹp không đơn thuần chỉ ở phụ nữ, mà giờ nam giới họ cũng quan tâm đến nhan sắc rất nhiều . Họ hiểu ra rằng để đạt tới thành công trong mọi lĩnh vực thì có tài và may mắn không chưa đủ mà nó còn phụ thuộc vào chữ “Sắc “.
Nhằm đáp ứng, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ làm đẹp chuyên ngành Spa – Thẩm Mỹ Viện. Viện Nghiên Cứu Thị Trường & Truyền Thông Quốc Tế Chi Nhánh Miền Bắc (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật & Kinh Tế Hội Nhập đồng tổ chức. Cùng với các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình, các sở ban nghành có liên quan tạo lên một cuộc thi chuyên nghiệp. Đây là nơi để các đơn vị, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp cùng nhau tranh tài cũng như trao đổi kinh nhiệm học hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ và phẩm chất nghề nghiệp. Cuộc thi cũng là nơi để những giá trị đích thực , những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng.
“Cuộc thi cũng là sự kiện quan trọng của Viện chúng tôi trong việc công nhận và vinh danh những cá nhân, tập thể đã có những đóng góp có ý nghĩa to lớn cho ngành làm đẹp trong nhiều năm qua, đưa ngành làm đẹp Việt Nam lên một tầm cao mới, sánh ngang tầm cùng các nước trong khu vực và quốc tế”, bà Nguyễn Thị Huyền nói.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đôi bên, vì có sự tương quan và chức năng hoạt động có thể bổ trợ lẫn nhau như: Hỗ trợ đồng hành cùng nhau tổ chức các sự sự kiện của hai bên; cùng xây dựng tổ chức các hoạt động, các sự kiện bổ ích cho doanh nhân, doanh nghiệp như chương trình vinh danh, tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp; hỗ trợ truyền thông và phát triển thương hiệu; Nhằm chéo nhau sử dụng các mối quan hệ, nền tảng, các dịch vụ của của đôi bên phát huy tối đa hiệu quả.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để đưa khoa học và công nghệ không chỉ gắn mà thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.
Viện IMRIC và Viện IRLPIE ra đời với mục đích đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm để đưa các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm, hàng hóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phong trào khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội; tiềm lực khoa học và công nghệ được củng cố; thị trường khoa học và công nghệ bước đầu gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ dần đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Trong khuôn khổ sự kiện sáng cùng ngày cũng đã diễn ra kết nạp thành viên và tặng bằng khen cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác thiện nguyện.